[ad_1]

Thực hành 3 điều này sẽ giúp cho bạn cải thiện vận mệnh của mình

Thế gian có 3 điều nếu có thể thực hành thì sẽ giúp cho vận mệnh của bạn thay đổi rất nhiều, đó là: Thành tâm trong công việc; Thành tín trong xử thế; Thành thục trong trong lời ăn tiếng nói.

1. Làm việc cho người khác đã thành tâm chưa?

Có một thanh niên trẻ học việc trong một cửa hàng buôn bán, sửa chữa xe đạp. Một hôm, có người đem đến cửa hàng một chiếc xe đạp hỏng.

Chàng trai này không chỉ sửa xong chỗ hỏng mà còn bỏ thời gian ra lau chiếc xe cẩn thận, khiến chiếc xe trở nên sáng bóng như mới. Những người bạn đang học việc cùng chàng trai thấy vậy thì nói cậu thừa thời gian, làm một việc chẳng liên quan gì đến mình.
Tuy nhiên, ngày thứ hai sau khi đem chiếc xe về nhà, chủ nhân của chiếc xe đạp, vốn là giám đốc một công ty lớn đã quay lại cửa hàng và mời chàng thanh niên kia đến công ty của ông ta làm việc.

Hay có một vị huấn luyện viên tại một câu lạc bộ tennis, ông thu phí hơi đắt so với một số huấn luyện viên khác, nhưng chưa bao giờ thấy ông chiếm dụng thời gian của học viên để nhận hay gọi điện thoại, hút thuốc, uống nước, đi vệ sinh, cũng không chào mời học viên mua thẻ hội viên, thiết bị vợt, nhưng nếu học viên có vấn đề cần hỏi ý kiến, ông có thể đưa ra câu trả lời tường tận và chuyên nghiệp nhất. Lý do của ông là: Thứ nhất – tôi là huấn luyện viên không phải là một chuyên gia cố vấn, cũng không phải là nhân viên bán hàng, thứ hai – học viên nộp tiền đăng ký học tennis nên việc phải tận dụng tối đa thời gian trên sân tập để nâng cao trình độ kỹ năng cho học viên là đạo đức nghề nghiệp của huấn luyện viên.

Thành tâm làm việc sẽ khiến phong thái bản thân ngày càng trở nên tốt, phong thái bản thân tốt sẽ chiêu mời được nhiều cơ hội và vận may. Có thành tâm làm việc mới đắc được lòng tin của người khác. Cho dù bạn là giám đốc một công ty lớn, không thành tâm trong công việc thì môi trường công ty sẽ trì trệ, nhân viên không còn tôn kính. Một nhân viên nếu không thành tâm làm việc sẽ không trau dồi được khả năng và không được cấp trên chú ý tin tưởng; các ngành nghề chức vụ khác cũng đều không ngoại lệ.

Có thể, khi làm việc tốt, bạn không nhất thiết nhận được “nhận quả ngọt” như người sửa xe đạp ở trên, nhưng ít nhất bạn cũng đã đạt đến được sự tôn nghiêm, thứ mà có bao nhiêu tiền bạc cũng không thể mua được. ”Gieo nhân nào, gặt quả nấy”. Đạo nghề nghiệp sẽ đèn đáp cho những ai làm việc xuất phát từ nội tâm. Dù bằng cách này hay cách khác, bạn sẽ nhận lại được những điều tốt lành.

2. Trong đối nhân xử thế có giữ chữ Tín không?

Khổng Tử có nói rằng: “Con người mà không có chữ Tín thì không biết anh ta làm thế nào mà lập thân trong xã hội được. Như xe to không càng, xe nhỏ không đòn, làm sao mà đi được?”.

Có một câu chuyện về một nhà thầu khoán thành công người Nhật Bản – Ông Koike. Ông là người sáng lập và chủ sở hữu một công ty môi giới chứng khoán. Năm 13 tuổi, ông rời nhà ở quê lên thành phố kiếm kế mưu sinh. Ông phụ giúp bán hàng trong một cửa hàng nhỏ, đồng thời cũng là người bán hàng của một công ty máy móc.

Khi lên 20 tuổi, ông điều hành một công việc kinh doanh nhỏ do tự mình lập ra. Ông áp dụng kinh nghiệm bán hàng của mình để phát triển kinh doanh và ký được 33 hợp đồng bán hàng chỉ trong 2 tuần. Ông thậm chí còn nhận được tiền đặt cọc trước từ khách hàng.

Tuy nhiên, không lâu sau khi ký những hợp đồng này, ông phát hiện rằng giá sản phẩm mà mình bán cho khách hàng hơi cao hơn giá ở các công ty khác. Ông nghĩ khách hàng của ông sẽ tiếc nuối nếu họ biết mình đã ký hợp đồng với giá cao hơn. Do đó ông mang theo hợp đồng và tiền cọc khi ghé thăm từng khách hàng một.

Ông giải thích về giá cả cho khách hàng và nói với họ rằng mình đồng ý hủy bỏ hợp đồng và trả lại tiền đặt cọc. Các khách hàng của ông cảm động sâu sắc trước sự thành tín và trung thực ấy. Kết quả là, không ai trong số họ hủy bỏ hợp đồng cả. Thay vào đó, họ còn tin tưởng và kính trọng ông hơn trước. Sự thành tín và trung thực đã giúp ông Koike trở thành một người giàu có. Vậy mới thấy, người ta thường rất quý trọng và tin tưởng người biết giữ chữ Tín.

Ở một khía cạnh khác, khi bạn hứa hẹn chuyện gì đó với người khác, chính là bạn đã gieo vào trong họ một kỳ vọng và mong tưởng. Nếu không giữ chữ tín, bạn sẽ làm họ thất vọng, nhẹ thì buồn bã, nặng thì có thể quay sang oán trách chính bạn. Do vậy, khả năng giữ chữ tín ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, danh dự và độ tin cậy của bạn.

3. Trong lời ăn tiếng nói mình đã thành thục chưa?

Muốn có vận khí tốt thì khẩu đức rất quan trọng. Khi nói những điều bất hảo, chúng ta không chỉ làm tổn thương đến thân nhân, bạn bè, đồng nghiệp mà còn đánh mất phúc khí tự làm hại bản thân mình .

Cổ nhân nói: “Miệng có thể nhả ra hoa hồng, cũng có thể nhả ra cóc nhái”. Dẫu trêu đùa cũng đừng nhắm thẳng vào khuyết điểm khiến người khác xấu hổ, tự ti. Bởi những lời làm tổn thương người khác, thậm chí còn sắc nhọn hơn dao.

Dẫu là lời ngay thẳng cũng phải biết lựa lời mà nói cho hợp tình hợp lý và hợp với lòng người. Không nên nói dối, không chửi bậy, không nói lời ngông cuồng, không nói những chế giễu, châm chọc khi người khác thất bại. Nói xấu sau lưng người khác cũng sẽ khiến người oán hận càng sâu mà kết thêm thù hằn.

Công phu cả đời cũng nên đặt thêm vào việc “tu khẩu”. Chính là tu sửa, tu dưỡng cái miệng của chính mình, nói lời chân thành, thiện lương.

Lời tuy ngoài miệng nhưng xuất phát từ nội tâm. Vậy nên việc đầu tiên chính là tiết chế được nội tâm của mình, dùng lý trí để kiểm soát được lời nói, trước khi nói cần xét đến hai yếu tố “động cơ”, “kết quả” và cơ điểm đặt ở việc suy xét đến người khác. Như vậy lời nói ra sẽ có thể giảm thiểu được mức độ tổn hại. Nói những lời nhân nghĩa sẽ có được phúc phận về sau.

Tham khảo secretchina

Xem thêm

[ad_2]