[ad_1]

Tình hình thiếu cát, khan hiếm cát phục vụ xây dựng, cát san lấp đang diễn ra rất nghiêm trọng, đã đẩy giá cát tăng cao trong khi nhiều công trình đang thiếu cát san lấp…

Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có điểm đầu kết nối vào tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, vào vị trí cầu Cần Thơ 2... Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau có điểm đầu kết nối vào tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, vào vị trí cầu Cần Thơ 2…

Ban quản lý Dự án Mỹ Thuận (Ban Mỹ Thuận) đã tiến hành thăm dò, lấy mẫu cát tại địa bàn TP. Cần Thơ nhằm đánh giá chất lượng, phục vụ cho việc thi công dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Cần Thơ, hiện tại tình hình thiếu cát phục vụ xây dựng trên địa bàn TP. Cần Thơ đang diễn ra rất nghiêm trọng. Trong trung hạn 5 năm, Cần Thơ cần khoảng 34 triệu m3 cát phục vụ xây dựng, nhưng hiện đang rất khan hiếm.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau có tổng chiều dài 109 km, tổng nguồn vốn đầu tư 27.254 tỷ đồng, quy mô 4 làn xe hạn chế. Dự án đi qua 5 địa phương gồm TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau, dự kiến được khởi công vào cuối năm 2022, hoàn thành vào năm 2025.

Dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đoạn qua TP. Cần Thơ có tổng chiều dài đường cao tốc là 0,6 km tuyến chính (từ Km 15+350 – Km 54+950) và 9,6 km tuyến nối, cùng với nút giao IC2. Theo thống kê ban đầu, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đoạn qua TP. Cần Thơ vào khoảng 618,10 tỷ đồng.

Về chất lượng cát do Ban Mỹ Thuận thăm dò lấy mẫu, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Cần Thơ đề nghị Ban Mỹ Thuận sớm có phản hồi về kết quả đánh giá mẫu cát để có những tính toán sử dụng nguồn cát phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn. Tuy nhiên, theo Ban Mỹ Thuận, hai mỏ cát trên địa bàn mà Ban đã lấy mẫu có trữ lượng ít và nhiều tạp chất nên hiện vẫn chưa có trả lời chính thức cho TP. Cần Thơ.

Về giải phóng mặt bằng, Ban Mỹ Thuận cho biết đã bàn giao cọc mốc giải phóng mặt bằng 0,6 km tuyến chính cao tốc và 9,6 km tuyến nối đạt 100% cho địa phương vào ngày 30/6 và 07/7/2022. Ban này đề nghị TP. Cần Thơ sớm có quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư tiểu dự án cũng như triển khai thủ tục chỉ định thầu các gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, tái định cư, nếu có…

Uỷ ban nhân dân TP. Cần Thơ đã giao Sở Giao thông vận tải Cần Thơ và Văn phòng Uỷ ban nhân dân TP. Cần Thơ tham mưu Uỷ ban nhân dân Thành phố ban hành quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng vào cuối tháng 7/2022. Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ yêu cầu, mặt bằng giải phóng đến đâu phải quản lý tốt đến đó, tránh việc lấn chiếm. Các đơn vị có liên quan tích cực hỗ trợ Ban Mỹ Thuận, bảo đảm đến tháng 11/2022 bàn giao ít nhất 70% mặt bằng cho thi công dự án.

Được biết Ban Mỹ Thuận cũng đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đoạn qua tỉnh Hậu Giang, có chiều dài 63 km. Với chiều dài qua địa bàn chiếm 57% tổng chiều dài toàn tuyến, khối lượng công việc lớn, tuy nhiên tỉnh Hậu Giang đã tiến hành đo đạc kiểm đếm sớm hơn so với kế hoạch. Vì vậy tỉnh Hậu Giang hoàn toàn đáp ứng được mục tiêu bàn giao 70% mặt bằng vào tháng 11/2022.

Trước đó, vào tháng 6/2022, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Bộ Giao thông vận tải, trong một báo cáo đã cho biết: Các dự án thành phần cao tốc Bắc Nam hiện vẫn đang thiếu hàng chục triệu mét khối cát, đất san lắp thi công; trong đó hai dự án đi qua khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện cần khoảng 10 triệu m3 cát san lấp.

Cụ thể, hai dự án thành phần của cao tốc Cần Thơ – Cà Mau là đoạn Cần Thơ – Hậu Giang và đoạn Hậu Giang – Cà Mau giai đoạn 2, đang cần khoảng 10 triệu m3 đất cát san lấp. Còn tính tổng thể toàn tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, Bộ Giao thông vận tải cho biết cần khoảng 15 triệu m3 cát san lấp. Trong đó năm 2023 cần khoảng 10 triệu m3 cát đắp, năm 2024 cần khoảng 5 triệu m3 cát đắp. Nếu không thu xếp đủ nguồn cung cấp sẽ ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành hai dự án thành phần này.

 

Dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau có tổng chiều dài 109 km, có tổng mức đầu tư hơn 27.254 tỷ đồng. Trong đó, đoạn Cần Thơ – Hậu Giang dài 37 km, vốn đầu tư 9.769 tỷ đồng; đoạn Hậu Giang – Cà Mau dài 73 km, vốn 17.485 tỷ đồng. Dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau có tổng chiều dài 109 km, có tổng mức đầu tư hơn 27.254 tỷ đồng. Trong đó, đoạn Cần Thơ – Hậu Giang dài 37 km, vốn đầu tư 9.769 tỷ đồng; đoạn Hậu Giang – Cà Mau dài 73 km, vốn 17.485 tỷ đồng.

#box1659453988108{background-color:#acc8af}

Nguồn: https://vneconomy.vn/thieu-nguon-cat-san-lap-tram-trong-du-an-cao-toc-can-tho-ca-mau-se-trien-khai-the-nao.htm

[ad_2]