[ad_1]

Thị trường chứng quyền 05/04/2022: Áp lực chốt lời xuất hiện

Kết thúc phiên giao dịch ngày 04/04/2022, toàn thị trường có 40 mã giảm, 37 mã tăng và 14 mã đứng giá. Khối ngoại mua ròng trở lại với tổng mức mua ròng hơn 643 ngàn đơn vị.

I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG QUYỀN

Thị trường chứng quyền kết thúc phiên giao dịch ngày 04/04/2022 với 40 mã giảm, 37 mã tăng và 14 mã đứng giá.

Dòng tiền tỏ ra thận trọng khi thị trường cơ sở tiếp cận vùng đỉnh lịch sử điều này đã dẫn đến sự phân hóa trên thị trường chứng quyền.

Ở chiều tăng, sắc xanh tập trung ở nhóm chứng quyền MSN, HPG, MWG và NVL. Trong đó, nhóm chứng quyền MSN tăng mạnh từ 9.9%-25.7%, nhóm chứng quyền HPG và MWG tăng phổ biến dưới 5%, nhóm NVL với CNVL2104 và CNVL2201 tăng 11.9% và 8.33%.

Ở chiều ngược lại, áp lực bán áp đảo ở các chứng quyền KDH, MBB, TCB, VRE, PNJ… với mức giảm phổ biến quanh 5%.

Khối lượng giao dịch của thị trường trong phiên 04/04/2022 đạt 32.5 triệu đơn vị, giảm 5.15%. Giá trị giao dịch đạt 37.7 tỷ đồng, giảm 17.7% so với phiên ngày 01/04/2022. Trong đó, CMSN2110 là mã chứng quyền dẫn đầu thị trường về khối lượng, CFPT2202 dẫn đầu thị trường về giá trị giao dịch.

Khối ngoại mua ròng trở lại trong phiên 04/04/2022 với tổng mức mua ròng hơn 643 ngàn đơn vị. Trong đó, CNVL2104 và CMSN2201 là hai mã chứng quyền được khối ngoại mua ròng nhiều nhất.

Tóm lại, tâm lý thận trọng đang có sự gia tăng trên cả thị trường chứng quyền và thị trường cơ sở khi chỉ số VN-Index tiếp cận vùng đỉnh lịch sử tháng 01/2022, lực bán chốt lời cũng manh nha xuất hiện tại các chứng quyền đã tăng tốt trước đó như PNJ, VRE, FPT…

Nguồn: VietstockFinance

II. ĐỊNH GIÁ CÁC CHỨNG QUYỀN

Dựa trên phương pháp định giá phù hợp với thời điểm khởi đầu là ngày 05/04/2022, mức giá hợp lý của các chứng quyền đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:

Nguồn: VietstockFinance

Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại chứng quyền.

Theo định giá trên, CMWG2113 và CTPB2101 hiện là hai mã chứng quyền có mức định giá hấp dẫn nhất.

Những mã chứng quyền có effective gearing càng cao thì biến động tăng/giảm theo chứng khoán cơ sở thường sẽ càng lớn. Hiện CMSN2110 và CVNM2114 là hai mã chứng quyền có tỷ lệ effective gearing cao nhất thị trường ở mức lần lượt là 16 và 11.66 lần.

Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock

Nguồn: https://vietstock.vn/2022/04/thi-truong-chung-quyen-05042022-ap-luc-chot-loi-xuat-hien-1636-949126.htm

[ad_2]