[ad_1]

Thấu hiểu “Định luật cá da trơn”: Bạn sẽ có “đột phá lớn” trong hôn nhân, công việc và các mối quan hệ

Ở Na Uy, người ta rất thích ăn cá mòi, nhưng cá mòi có thể chết trong quá trình vận chuyển vì thiếu oxy. Để giải quyết vấn đề vận chuyển, người ta thường đặt một lượng cá da trơn trong đám cá mòi. Nếu liên tục khuấy đều lượng cá da trơn sẽ khiến cho lượng cá mòi có thể sống trở lại. Đây được gọi là “Hiệu ứng cá da trơn” nổi tiếng.

Sau này, người ta áp dụng “Hiệu ứng cá da trơn” trong xí nghiệp. Các công ty, xí nghiệp liên tục tuyển dụng những nhân viên mới để “điều động” và kích thích năng lực của nhân viên cũ. Trên thực tế, mối quan hệ tin cậy và lâu dài giữa người với người không phải là giao lưu tương tác đơn giản, mà là có tác động của hiệu ứng cá da trơn.

Trong giai đoạn khó khăn nhất, mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau đặc biệt quan trọng. Vì vậy, cần nắm bắt được “hiệu ứng của cá trơn”, để những người xung quanh phục vụ cho mình, hoặc hình thành lề lối giúp đỡ lẫn nhau, đó là rất quan trọng.

“Hiệu ứng cá da trơn” trong gia đình: Vợ chồng chung sống với nhau – Một người cương một người nhu, hỗ trợ lẫn nhau

Tục ngữ có câu: “Lấy chồng thì phải theo chồng”, điều này là lẽ tất nhiên. Trong cuộc sống giữa hai vợ chồng với nhau, phía người vợ thường sẽ mềm mỏng, nhu mỳ hơn. Đặc biệt ở thời cổ đại, một số phụ nữ nếu gả nhầm chồng nhưng trước sau vẫn phải “phục tùng” theo sự an bài của chồng, không thể tùy tiện bỏ đi. 

Trong cuốn thứ 12 của “Du Thế Minh Ngôn”, có một người đàn ông tên là Trần Tùng Thiện, từ nhỏ đã thích luyện võ. Sau khi trưởng thành, ông có một chút công danh sự nghiệp, vợ của ông là Như Xuân nói: “Thiếp e sợ rằng sẽ không được, chàng chỉ có chút bản sự đó, khó mà thành”.

Sau này, Trần Tùng Thiện được cử đến Nam Hùng (Quảng Đông) làm quan. Bởi vì vùng đất Nam Hùng là nơi xa xôi, hẻo lánh, khi đó vợ của ông cũng nói: “Cuộc hành trình dài và gian nan khó đi, đạo tặc cũng nhiều. Nếu chàng nhất định phải đi, thiếp sẽ đi cùng chàng”.

Rõ ràng, thái độ của người vợ ít nhiều sẽ thay đổi và tác động đối với chồng.

Từ “Hiệu ứng cá trơn” mà nói, người vợ chính là cá trơn, người chồng chinh là cá mòi. Nếu không có sự “tác động” kịp thời và “động viên” đúng lúc của người vợ, người chồng sẽ khó mà làm nên chuyện gì lớn lao.

Đó cũng giống với câu nói: “Phía sau sự thành công của một người đàn ông luôn có bóng dáng của một người phụ nữ xuất sắc”.

Trong xã hội, chúng ta thường nhìn vào công lao của người chồng mà quên đi bóng dáng thầm lặng phía sau của người phụ nữ. Người ta cũng thường nói: “Mẹ quý nhờ con, vợ quý nhờ chồng”. Kì thực, mối quan hệ lý tưởng nhất giữa vợ chồng đó chính là: “Thuận vợ, thuận chồng, mọi chuyện tất thành, mối quan hệ vợ chồng từ đó cũng sẽ hòa thuận hơn”.

Nếu trong một gia đình, cả vợ và chồng đều mạnh mẽ như nhau, thì sẽ trở thành “Một núi có hai vua”, gia đình sẽ khó mà hòa thuận. Nhất định phải có một người là “cá mòi”, một người là “cá trơn”.

“Hiệu ứng cá trơn” trong mối quan hệ: Giữa bạn bè với nhau, hỗ trợ và hợp tác hai bên để cùng có lợi

Người xưa có câu: “Ở nhà dựa vào bố mẹ, ra ngoài dựa vào bạn bè”. Vào độ tuổi trung niên, có người bạn chí cốt, tri kỉ là một điều vô cùng may mắn. 

Chúng ta cũng không khó để nhận ra rằng, khi con người đến tuổi trung niên là một quá trình ‘tận dụng’ giá trị của bản thân mình và những người xung quanh, cũng là quá trình buông bỏ những mối quan hệ không chất lượng. 

Rất nhiều người bạn, đều là mối quan hệ “khai thác tiềm năng của nhau”. Nếu không thể tận dụng vào ngày hôm nay thì có thể vào ngày mai hoặc một ngày nào đó. Ví dụ: Bạn yêu thích một dự án, vì vậy bạn sẽ quảng bá dự án đó trong vòng kết nối bạn bè của mình. Một số bạn bè ngay lập tức bày tỏ ý muốn đầu tư, nhằm mục đích là 2 bên cũng hỗ trợ lẫn nhau, hợp tác 2 bên cùng có lợi. 

Con cá trơn vốn dĩ không thể dễ bán, nay có sự mở rộng thị trường và yêu cầu hợp tác của cá mòi, từ đó tạo thành sự kết hợp 2 bên cùng có lợi. Đây chính là giá trị của sự hợp tác. Tương tự như vậy, khi ‘phối hợp’ hai người với nhau, hợp tác ăn ý với nhau, thì họ sẽ có lực lượng gấp đôi và tạo thành những giá trị gấp đôi.

“Hiệu ứng cá mòi” trong công việc: Đồng nghiệp làm việc với nhau, học hỏi những điểm mạnh và sở trường của nhau để cùng phát triển

Vào thời cổ đại, Huấn đế an bài Đại Vũ đi trị thủy. Đại Vũ trải qua muôn vàn gian khổ để giải quyết vấn đề lũ lụt, đã lưu lại câu chuyện “Tam qua môn bất nhập”.

Khi Huấn đế tại vị, Đại Vũ là Thái úy, thực chất đó là mối quan hệ đồng sự, một cấp trên và một cấp dưới. Nhưng họ đã cùng nhau đồng tâm hiệp lực, cùng nhau thành tựu những điều to lớn, thành tựu những điều tốt đẹp.

Thời thế thay đổi, chung ta đang sống trong thời đại ‘thiên biến vạn hóa’, công việc có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, nhưng muốn tạo nên thành tựu trong công việc, nhất định phải có sự phối hợp ăn ý, đồng cam cộng khổ vói nhau.

Ở nơi công tác, mọi người ai cũng không nguyện ý tương tác với nhau, công việc sẽ không có cách nào hoàn thành, thành tích của ai cũng sẽ không được công nhận.

Cá mòi rốt cuộc có bán được giá hay không, bản thân nó không thể tự quyết định hoàn toàn, mà cần phải có sự trợ giúp đắc lực và phối hợp hài hòa với cá trơn. Suy rộng ra, chúng ta có thể phát hiện — Bất kể bạn tài giỏi đến đâu, bạn đừng coi thường những người bạn, người thân và đồng nghiệp xung quanh, lời nói và việc làm của họ có thể khởi tác dụng làm tăng thêm sức mạnh cho tập thể.

Chỉ thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, chúng ta mới có thể đạt được kết quả đôi bên cùng có lợi, hòa hợp lẫn nhau cũng như phát huy sức mạnh của đối phương. Làm một người khôn ngoan, cần phải biết khích lệ và hỗ trợ đối phương. Thấu tỏ mối quan hệ giữa cá mòi và cá trơn, bạn sẽ có thể sống một cuộc sống hạnh phúc và luôn biết ơn những người xung quanh mình.

Lan Hòa biên dịch
Nguồn: Sound Of Hope – Lý Trí 

Xem thêm

[ad_2]