[ad_1]
“Nắng mưa là chuyện của trời”, cho dù trồng trọt hay chăn nuôi, người nông dân đều phải chịu rất nhiều khó khăn. Nông sản mất giá, không ai mua, dịch bệnh, hạn hán, bão lũ, tiền thu vào không đủ bù tiền vốn, khó khăn chồng chất khó khăn. Những người nông dân lam lũ luôn phải chịu cảnh “hên xui”, mong vụ sau tốt hơn vụ trước. Nhưng có lẽ ông trời vẫn chưa thật sự mỉm cười với họ. Vậy có giải pháp nào cho người nông dân Việt? Họ có chịu khuất phục hay kiên cường vươn lên?
1. Những vụ mùa thất bại, người nông dân lâm vào cảnh khốn cùng
Chắc hẳn cụm từ “giải cứu nông sản” đã không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam. Đây là câu chuyện đẹp về lòng hảo tâm của người dân Việt. Nhưng lại ẩn chứa nhiều nỗi buồn cho người nông dân nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung.
Tham khảo video:
Việt Nam vốn là nước sản xuất nông nghiệp truyền thống với GDP trung bình chiếm xấp xỉ 20%. Tuy vậy nhưng nông sản Việt vẫn thường xuyên gặp phải các vấn đề khó khăn. Những vụ mùa thất bại, khiến nhiều nông dân lâm vào cảnh khốn cùng.
Đơn cử đầu năm 2021, ngành nông nghiệp ở Hải Dương đã chịu thiệt hại ước tính lên đến 400 tỷ đồng. Hàng nghìn tấn hoa màu của bà con nông dân phải đem lên Hà Nội giải cứu với mức giá vừa bán vừa cho. Chỉ cần bỏ ra khoảng vài chục ngàn đồng, có thể mua được cả một bao tải bắp cải hoặc su hào. Hàng chục tấn trái cây như cam, ổi… cũng được bán ra với mức giá vài nghìn đồng 1 kg. Tình hình dịch bệnh khó khăn, lại thêm việc nông sản trồng ra không bán được; nông dân Hải Dương lại khó khăn chồng chất khó khăn.
Hay với những nông dân trồng hoa bán tết, năm vừa rồi quả là một năm vô cùng buồn bã. Tình hình thời tiết không thuận lợi, kèm theo dịch bệnh Covid đã khiến khó khăn chồng chất khó khăn cho người nông dân trồng hoa. Lượng khách mua hoa chỉ thưa thớt vài người. Những người nông dân trồng hoa vốn xuất thân từ những lao động phổ thông nghèo. Quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Với nhiều người, vụ hoa tết là tâm huyết lớn nhất suốt năm, với hy vọng một cái tết đủ đầy. Ngày cuối cùng của năm không bán được, họ phải tự tay đập những chậu hoa mà trước đó không lâu đã từng nâng niu chăm sóc.
2. Tại sao việc trồng trọt hoa màu lại mang nhiều rủi ro?
Rủi ro lớn nhất cho nông sản Việt đó chính là vấn đề về giá. Giá cả tăng giảm đột biến khiến nhiều nông dân lao đao. Hiện nay chúng ta đang phụ thuộc quá nhiều vào thương lái. Hơn 90% nông dân Việt đang xem thương lái là nguồn thông tin duy nhất về thị trường cũng như là đối tượng thu mua duy nhất cho nông sản của họ. Từ đấy rất dễ xảy ra tình trạng “được mùa thì mất giá”, : tiền bán ra chả bõ tiền công.
Nông sản việt cũng đang phụ thuộc quá nhiều vào một số thị trường xuất khẩu nhất định như: Trung Quốc, Châu Phi và các quốc gia khu vực Đông Á. Vậy Nên chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của bên nhập khẩu cũng sẽ khiến cho nông sản Việt lao đao.
Việc nông dân ồ ạt trồng theo một loại hoa màu nào đó mà không cân nhắc về thị trường cũng khiến cho ngành nông sản gặp nhiều khó khăn. Nguồn cung vượt quá cầu khiến giá nông sản bị đẩy xuống thấp. Chỉ còn cách bán đổ bán tháo hoặc trông chờ vào các nhóm “giải cứu nông sản” để vớt vát phần nào tiền vốn.
3. Có phải chỉ vào lúc dịch bệnh, người nông dân mới gặp khó khăn?
Dịch bệnh thực sự đã gây ra quá nhiều khó khăn cho người nông dân, khiến sản lượng tiêu thụ bị giảm sút nghiêm trọng. Tuy nhiên, không chỉ vào lúc dịch bệnh, người nông dân mới khó khăn như thế.
Thiên tai bão lũ gây ra tình trạng ngập úng tại các vườn trồng hoa màu, khiến chúng bị ngập úng lâu ngày. Để rồi khi bão lũ qua đi, những cây trồng này chỉ còn “cái xác” theo đúng nghĩa đen của nó. Hoa màu bị dập nát, không thể sử dụng hay thu hoạch để bán ra thị trường. Đặc biệt đối với người dân miền Trung – nơi mà mỗi năm phải hứng chịu rất nhiều cơn bão mạnh tấp vào bờ.
Người dân thì ngày càng nghèo mà việc trồng trọt vẫn chẳng có một chút khởi sắc nào. Thiên tai dịch bệnh thì trồng hoa màu mất trắng là chuyện thường. Nhưng vào lúc được mùa, nông dân vẫn phải chịu cảnh bị thương lái ép giá. Giá mua tại ruộng thì thấp đến thảm hại. Cho dù thu hoạch không được mà bỏ cũng không xong.
4. Đầu tư tài chính trở thành hướng đi mới của người nông dân thông minh
Tình trạng này mỗi năm đều xuất hiện nhưng các giải pháp được nhà nước đưa ra vẫn chưa giải quyết triệt để; chỉ mang tính chất “chữa cháy” tức thời. Dù được mùa hay mất mùa, việc đầu tư trồng trọt hoa màu vẫn mang tính chất “một ăn cả, ngã về không”. Người nông dân phải chia nhỏ số tiền của mình ra để đầu tư thêm ở một số việc khác. Trong đó, đầu tư tài chính hiện đã trở thành phương án an toàn được nhiều người lựa chọn. Người nông dân hiện nay đã biết cập nhật các kiến thức để kiếm thêm nhiều tiền hơn. Họ có thể lên mạng internet và tư tra cứu được các nguồn và kênh đầu tư sinh lợi nhuận an toàn.
Những cơ hội kinh doanh luôn rộng mở đối với tất cả mọi người. Quan trọng là chúng ta có dám đầu tư hay không. Nhiều người vẫn nghĩ rằng nông dân thì thiếu kiến thức. Nhưng không có nghĩa ngày nay, nông dân nào cũng thế. Họ cũng biết cách tìm tòi và học hỏi, tìm ra những con đường mới cho mình; vượt qua những nghịch cảnh và tự làm giàu cho bản thân mình. Mong rằng trong tương lai, những người nông dân có thể ổn định cuộc sống và sống sung túc hơn.
>>>Bài viết tiếp theo: Nông Sản Việt Gặp Khó Khăn, Giải Pháp Nào Cho Người Nông Dân?
Tóm tắt bài viết
[ad_2]