[ad_1]

Thả tro cốt cha mẹ xuống biển cho mát lành là câu chuyện khiến nhiều người phải ngẫm nghĩ, báo hiếu lúc cha mẹ còn sống chứ không phải khi cha mẹ mất đi.

Câu chuyện “Thả tro cốt cha mẹ xuống biển cho mát lành”

Khác với nhiều người già, bố mẹ tôi có tâm nguyện sau khi mất đi cứ rải tro cốt xuống biển sau khi đã hỏa táng. Bởi ông bà bảo đừng chôn cất địa táng như trước chỉ tổ tốn kém lại không được sạch sẽ, văn minh.

Bố mẹ tôi đều làm nghề chài lưới nên quanh năm gắn bó với biển. Tuy chỉ là người dân lao động nhưng tư tưởng của họ văn minh lắm.

Khi còn sống, lúc cả nhà đang quây quần bên nhau, bố mẹ tôi đều bảo: “Mai này, bố mẹ mất đi các con sau khi hỏa táng thì thả tro cốt cha mẹ xuống biển cho mát lành”

Mấy anh em chúng tôi tròn mắt: “Sao không để tụi con chôn cất kiểu địa táng như nhiều người già ở làng chài này vẫn làm?”

Bố tôi liền nói luôn: “Ra đi rồi thì thân xác được chôn cất hay hỏa thiêu cũng chẳng có bất cứ cảm giác gì. Cái thân già này chỉ muốn cát bụi rồi sẽ trở về với cát bụi, hòa với đất, nước, muối biển của quê hương là mình”.

Tha-tro-cot-cha-me-xuong-bien-cho-mat-lanh-Cau-chuyen-nhan-van-2

Nghe bố nói vậy, anh em chúng đều hiểu, sống như thế nào mới quan trọng chứ chết đi còn gì đâu. Vì thế, ngay khi ông bà còn sống dù ở xa nhà cả gần trăm kilomet, thế nhưng tháng nào ba anh em chúng tôi vẫn cố gắng về thăm ông bà. Các anh chị em tôi lúc nào cũng kính hiếu với bố mẹ.

Nhiều lúc bố tôi còn phải bảo: “Nhà có 3 con đẻ, giờ có thêm 3 con dâu rể nữa là 6 mà chẳng bao giờ ông phải phiền lòng bất cứ điều gì về con cháu. Âu đó cũng là cái phúc phận mà đời này ông nhận được”

Quảng cáo

Còn mẹ tôi thú nhận: “Nhìn các con trưởng thành, đoàn kết và hiếu thảo như vậy, bố mẹ có phải ra đi cũng mãn nguyện và yên tâm!”

Nói chung, có gì ăn ngon hay những gì tốt nhất con cháu trong gia đình đều nhớ đến ông bà nội, ông bà ngoại. Vì báo hiếu lúc sống mới cần chứ khi đã mất thì dù có mâm cao cỗ đầy cũng chẳng để làm gì. Bởi thế, nhà tôi lúc nào cũng rộn ràng tiếng cười, chẳng bao giờ to tiếng hay cãi vã nhau.

Cách đây 3 năm, bố mẹ chúng tôi trong một buổi đi họp khóa trường thì gặp tai nạn giao thông. Họ ra đi khi không kịp trăn trối với các con bất kỳ điều gì, song tâm nguyện của bố mẹ thế nào thì anh em tôi đều biết rõ.

Tha-tro-cot-cha-me-xuong-bien-cho-mat-lanh-Cau-chuyen-nhan-van-1

Sau khi làm tang gia và hỏa táng bố mẹ xong, anh em chúng tôi mang tro cốt bố mẹ ra biển làm theo di nguyện của hai người là “Thả tro cốt cha mẹ xuống biển cho mát lành”. Bởi khi còn sống họ đã ý thức được rằng, thân xác cũng chỉ là hỗn hợp của vật chất và những thứ này rồi sẽ trở về với cát bụi.

Thực tế, tro cốt còn lại là thứ hiện hữu cuối cùng của người đã khuất để anh em tôi có thể tưởng nhớ về họ mà thôi. Khi anh em chúng tôi làm điều này, cả làng chài xôn xao bảo chúng tôi bất hiếu. Họ xì xào: “Đến tro cốt của bố mẹ mà cũng không đem về thờ cúng, chúng còn thả hết ra biển. Đám con bất hiếu quá”.

Dù bị mang tiếng bất hiếu nhưng anh em chúng tôi chẳng màng quan tâm. Tại gia chúng tôi vẫn có bàn thờ và di ảnh để tưởng nhớ bố mẹ. Chúng tôi không đặt nặng hình thức an táng cầu kỳ, tốn kém hay xây đắp một phần thật to. Bởi vì bố mẹ chúng tôi bảo nó không cần thiết, chỉ cần nhớ trong tâm tưởng là được rồi.

Ba năm nay, cứ đến ngày giỗ Tết là anh em chúng tôi lại cùng nhau về căn nhà cũ để quây quần lại. Các anh em tôi đều sống theo phương châm thờ cúng là do từ tâm mỗi người mà ra. Linh hồn của người mất sau khi chết đi cũng đã sớm chuyển sinh rồi. Do đó, chỉ cần lúc bố mẹ còn sống hiếu thảo cho tốt, làm tròn trách nhiệm đạo con thì lúc nào chúng tôi cũng thấy thanh thản và cảm giác bố mẹ luôn dõi bước theo mình.

Xem thêm: Ở tuổi 60 hãy sống cho mình đừng mải mê sống cho con cháu nữa

[ad_2]