[ad_1]

“Thà làm chân kiến đừng làm miệng chim sẻ” là điển cố được người xưa dùng để ví von, khuyên bảo mọi người phải biết tự cố gắng đừng mãi trông chờ vào người khác.

Ý nghĩ của điển cố “Thà làm chân kiến đừng làm miệng chim sẻ”

Kiến là loài động vật rất nhỏ bé, nhỏ đến mức nếu chúng ta không chú ý quan sát thật kỹ sẽ rất khó để thấy được sự tồn tại của chúng. Thậm chí, có những lúc chỉ cần ta hơi động tay động chân liền có thể làm tổn thương chúng. Chắc mọi người sẽ rất thắc mắc, kiến yếu ớt như vậy tại sao trong điển cố “Thà làm chân kiến đừng làm miệng chim sẻ” chúng ta lại muốn làm chân kiến?

Dù phải sống trong hoàn cảnh nào thì loài kiến cũng dựa vào đôi chân của mình để tự tìm kiếm thức ăn, duy trì cuộc sống của mình. Nó phân bố khắp mọi nơi trên thế giới, dù ở đâu kiến cũng nỗ lực làm việc hết mình và làm việc một cách cẩn thận, chăm chỉ.

Loài kiến còn có đặc tính nổi bật về sự kiên trì. Có câu: “Đê dài ngàn dặm bị vỡ bởi tổ kiến”. Con đê dài ngàn dặm với con người đã là một công trình rất lớn, bởi vậy đâu ai có thể nghĩ rằng nó lại bị những con kiến nhỏ bé nhưng kiên trì làm việc qua nhiều năm phá hủy.

Tha-lam-chan-kien-dung-lam-mieng-chim-se-Dien-co-nay-co-y-nghia-gi-3

Không chỉ vậy, mặc dù những con kiến trông rất nhỏ bé nhưng sự phối hợp khi làm việc của chúng lại hết sức nhịp nhàng, điều này đã khiến chúng trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Quảng cáo

Vậy tại sao trong câu “Thà làm chân kiến đừng làm miệng chim sẻ” lại nói là đừng làm mỏ chim sẻ. Đầu tiên, chúng ta biết rằng chim sẻ là một loài vật rất tham ăn. Khi còn nhỏ, bạn đã từng dùng lồng để bẫy chim sẻ chưa? Muốn bẫy chim sẻ, thì sau khi chuẩn bị thanh trúc để chống đỡ lồng sắc, rồi sau đó lại buộc sợi dây vào lồng và đặt thức ăn vào bên trong bẫy, đem đặt ở khu vực có chim sẻ. Núp một chỗ và quan sát bạn sẽ thấy, lúc đầu chim sẻ khá đề phòng, nhưng tới khi thức thấy thức ăn trong lồng thì chúng không đề phòng nữa, cuối cùng bị dính bẫy và phải đối mặt với thảm cảnh “cá chậu chim lồng”.

Ngoài ra, tiếng chim se ồn ào, chúng thường chí chóe liên tục trên các lùm cây khiến người nghe cảm thấy khó chịu. Cho nên, chỉm sẻ cũng là loài vật tượng trưng cho kiểu người chỉ biết nói mà không biết làm.

Tha-lam-chan-kien-dung-lam-mieng-chim-se-Dien-co-nay-co-y-nghia-gi-2

Từ biểu hiện và tập quán sinh sống của hai loài vật trên, chúng ta có thể nhận định ít nhiều về câu cổ ngữ: “Thà làm chân kiến đừng làm miệng chim sẻ”. Loài kiến bôn ba khắp nơi, suốt đời cần cù chịu khó, đoàn kết nên thường được con người ví von, nể phục, thậm chí là căn cứ trên những tập tính ấy để chiêm nghiệm, học hỏi. Còn chim sẻ lại không quản được miệng mình, vì một chút thức ăn mà bỏ mạng, chỉ biết nói mà không biết làm, lại còn lười biếng.

Vì thế, câu cổ ngữ “Thà làm chân kiến đừng làm miệng chim sẻ” là lời ẩn dụ mà người xưa nhắn gửi đến thế hệ sau về cách đối nhân xử thế: Nhất định phải cần cù chịu khổ, có như thế mới đạt được thành công lớn. Đừng làm kẻ tham lam, nếu không sẽ vì thế mà phải trả cái giá rất đắt, cũng đừng là kẻ nói suông không biết làm.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết người khôn ngoan nằm ở âm lượng giọng nói khi tức giận

[ad_2]