[ad_1]

Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) của Đồng Nai đạt 112,8 ngàn tỷ đồng, tăng 7,06% so cùng kỳ năm 2021 và trở thành địa phương đứng đầu vùng Đông Nam Bộ về tăng trưởng kinh tế, bất chấp một số khó khăn “hậu Covid-19”…

Tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai 6 tháng đầu năm 2022 đạt 112,8 ngàn tỷ đồng, tăng 7,06% và tiếp tục dẫn đầu khu vực Đông Nam Bộ. Tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai 6 tháng đầu năm 2022 đạt 112,8 ngàn tỷ đồng, tăng 7,06% và tiếp tục dẫn đầu khu vực Đông Nam Bộ.

Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm của Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai đã cho biết như vậy, đồng thời nói thêm rằng mức tăng trưởng này là đạt mục tiêu đề ra (6,5 – 7%) và là mức cao trong số các tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ.

Nguyên nhân mức tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai có được như trên, theo giải thích của Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai là do tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, sản xuất kinh doanh dần phục hồi; thị trường xuất khẩu thuận lợi, hợp đồng xuất khẩu tăng khá; nhu cầu sử dụng hàng hóa từ thị trường trong nước kích thích nền sản xuất, cung ứng hàng hóa phát triển.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân của Đồng Nai so cùng 2021 kỳ tăng 3,11%. Trong đó, nhóm giao thông tăng cao nhất (+19,59%) do giá các mặt hàng xăng, dầu trong nước tiếp tục tăng cao; tiếp đến là nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng (+3,33%); và nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (+ 2,83%). Các nhóm/ngành còn lại có chỉ số giá tăng thấp hoặc giảm so cùng kỳ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng gần 14%. Huy động nguồn vốn đầu tư toàn xã hội gần 55,8 ngàn tỷ đồng, tăng trên 14,3%. Thu ngân sách nhà nước hơn 35,4 ngàn tỷ đồng, đạt 64% dự toán năm.

Về xuất nhập khẩu, ghi nhận kim ngạch xuất khẩu của Đồng Nai trong hai quý đầu tiên của năm 2022 đạt hơn 13,2 tỷ USD và tăng 13% so cùng kỳ. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đạt trên 10 tỷ USD. Như vậy, 6 tháng đầu năm Đồng Nai xuất siêu hơn 3,15 tỷ USD, bình quân mỗi tháng xuất siêu 500 triệu USD, tiếp tục là địa phươqng năm thứ 9 liên tiếp xuất siêu (bình quân cả nước xuất siêu trên 700 triệu USD).

Theo ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, nền kinh tế thế giới trong những tháng đầu năm 2022 ghi nhận tiếp tục gặp nhiều khó khăn, giá cả, lạm phát tăng cao, ảnh hưởng đến kinh tế của tỉnh. Trong bối cảnh đó, Đồng Nai đã chủ động nắm tình hình, nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ về công tác phòng, chống dịch bệnh và phục hồi kinh tế, tạo được niềm tin cho doanh nghiệp, người dân cùng nỗ lực khôi phục, phát triển kinh tế.

Vì vậy, theo ông Cao Tiến Dũng, kết quả mà Đồng Nai đã đạt được là GRDP tăng 7,06%; trong đó, công nghiệp – xây dựng tăng 7,24%, nông – lâm – thủy sản tăng gần 4,2%, dịch vụ tăng hơn 8,1%, thuế sản phẩm tăng trên 6,2%.

Quý 1/2022, tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai cao nhất vùng Đông Nam Bộ. Ảnh tham khảo.Quý 1/2022, tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai cao nhất vùng Đông Nam Bộ. Ảnh tham khảo.

Nhận xét về cộng đồng doanh nghiệp tại địa phương, ông Dũng cho biết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có sự chủ động, linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh nên sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, đặc biệt là các ngành sản xuất giữ vai trò chủ lực tiếp tục là lực kéo cho tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp. Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng gần 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Tỉnh cũng tập trung giải ngân vốn đầu tư công, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Mặc dù đạt được những kết quả khả quan như vậy, người đứng đầu chính quyền tỉnh Đồng Nai vẫn thừa nhận, Việt Nam có độ mở nền kinh tế khá cao nên sẽ khó tránh khỏi những khó khăn (xung đột Nga – Ukraine, giá dầu thế giới tăng, Covid-19 vẫn tiếp tục đe dọa…). Kinh tế của Đồng Nai vì vậy sẽ bị ảnh hưởng, cụ thể là xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, giải ngân vốn nước ngoài, huy động nguồn vốn toàn xã hội, thu ngân sách…

Trong thời gian tới, đặc biệt từ nay đến cuối năm, tỉnh Đồng Nai tiếp tục cải cách thủ tục, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào các lĩnh vực như: công nghiệp, nông nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, thương mại dịch vụ, du lịch.

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết thêm, định hướng phát triển công nghiệp của Đồng Nai đến năm 2025 là sẽ tiếp tục thu hút các tập đoàn kinh tế lớn có tiềm năng về công nghệ, tài chính.

Trên cơ sở đó, phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từng bước thực hiện mục tiêu xanh hóa sản xuất, ưu tiên thu hút dự án công nghiệp phục vụ phát triển chiều sâu các ngành công nghiệp mũi nhọn là cơ khí chế tạo, điện – điện tử, chế biến thực phẩm sạch; dự án thân thiện môi trường; dự án công nghiệp có tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm cao, góp phần gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm và thúc đẩy phát triển nhiều doanh nghiệp trong nước.

 

Theo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 của Tổng cục Thống kê, trong sáu tỉnh, thành thuộc vùng Đông Nam Bộ, GRDP của tỉnh Bình Phước tăng 6,91%; Bình Dương tăng 6,84%; Tây Ninh tăng 5,22%; Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 3,41%; TP.HCM tăng 3,82%; riêng Đồng Nai tăng 7,06%.

Dự báo kinh tế thế giới những tháng cuối năm sẽ còn nhiều bất ổn, tăng trưởng sẽ chậm lại, những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Bộ.

#box1657167612716{background-color:#add1b0}

Nguồn: https://vneconomy.vn/tang-truong-kinh-te-dong-nai-6-thang-dung-dau-dong-nam-bo.htm

[ad_2]