[ad_1]

 
Tam Tai la gi?
 

1. Tam tai là gì?

 
Tam tai là tai họa trong 3 năm liên tiếp đối với mỗi tuổi. Theo quan niệm xa xưa truyền lại, trong một đời người, cứ 12 năm thì có 3 năm liên tiếp gặp hạn Tam tai.
 
Về cơ bản, năm đầu Tam tai: không nên bắt đầu làm việc trọng đại; năm giữa Tam tai: không nên dừng việc đang tiến hành (vì thường sau đó tiếp tục dễ gặp trở ngại); năm cuối Tam tai: không nên kết thúc việc quan trọng vào đúng năm này. 
Cắt nghĩa từ “Tam tai” để hiểu rõ hơn Tam tai là gì.
  • Tam: Ba, số 3, thứ 3. 
  • Tai: Tai họa, họa hại.
  • Tam tai là ba tai họa gồm: Hỏa tai, Thủy tai, Phong tai.
Lý giải 3 tai họa cụ thể như sau:
  • Hỏa tai là tai họa do lửa cháy, như cháy nhà, cháy rừng.
  • Thủy tai là tai họa do nước gây ra, như lũ lụt, sóng thần.
  • Phong tai là tai họa do gió gây ra, như bão, lốc. 
Khi vào vận Tam tai thì hay khốn đốn, trắc trở, vất vả. Đặc biệt là khi cả vợ chồng cùng nằm trong tam hợp tuổi nói trên vì đôi bên đều phải mệt mỏi cùng lúc.
 
Mức độ cộng hưởng sẽ làm ảnh hưởng nặng đến gia đình. Đó cũng là thiệt thòi của các tuổi hợp. Nếu vợ chồng không cùng tam hợp thì hạn rải rác sẽ đỡ áp lực hơn.
 
Ngoài ra còn có Tiểu Tam tai gồm 3 tai họa nhỏ: Cơ cẩn chi tai (đói khát), Tật dịch tai, Đao binh tai.
  • Cơ cẩn chi tai là tai họa do mất mùa lúa và rau.
  • Tật dịch tai là tai họa do bịnh dịch truyền nhiễm.
  • Đao binh tai là tai họa do chiến tranh. 

2. Hạn Tam tai năm nào nặng nhất?


Thông thường năm giữa Tam tai là hạn nặng nhất, liên quan đến vấn đề ổn định công việc. Kế tiếp là năm nhất Tam tai và cuối cùng là năm cuối Tam tai, chịu ảnh hưởng ít hơn bởi đây là năm hồi phục.

Tuy nhiên, trong cả 3 năm này gia chủ vẫn nên hành sự cẩn trọng, hạn chế mưu cầu đại sự, đề phòng bất trắc xảy ra.
 

3. Cách tính năm Tam tai như thế nào?

a. Tuổi Thân, Tý, Thìn gặp tam tai tại các năm Dần, Mão, Thìn

  • Năm Dần: gặp Thiên Cổ Tinh Quân tắc vật hại nhân hoặc vi trùng vi hại hoặc bị mê hoặc chi bệnh.
  • Năm Mão: phùng Thiên Hình Tinh Quân tắc bị pháp luật hình phạt hoặc cập đao thiết nhi xuất hành dã, bị giải phẫu.
  • Năm Thìn: ngộ Thiên Kiếp Tinh Quân tắc cướp đạo nhi thất tài vật hoặc bị uy quyền bức bách, cướp bóc tổn thất tài vật.

b. Tuổi Dần, Ngọ, Tuất gặp tam tai tại các năm Thân, Dậu, Tuất

  • Năm Thân: gặp Thiên Hoàng Tinh Quân tắc bị thiên hành chi hữu, khủng cụ chi họa.
  • Năm Dậu: gặp Thiên Đối Tinh Quân tắc hữu đối thủ hoặc đối thủ dĩ hoàng thiên.
  • Năm Tuất: gặp Địa Tai Tinh Quân tắc hữu tai hại vi thổ địa.

c. Tuổi Hợi, Mão, Mùi: Tam tai tại các năm : Tỵ, Ngọ, Mùi

  • Năm Tỵ: ngộ Âm Mưu Tinh Quân tắc hữu thù địch chi nhân mưu vi hại (bị người mưu hại).
  • Năm Ngọ: phùng Hắc Sát Tinh Quân tắc hữu hắc ám sự (việc mờ ám có hại).
  • Năm Mùi: ngộ Bạch Sát Tinh Quân tắc tổn thất tài vật hoặc hữu tang sự bạch y bạch cẩn (cử mặc đồ trắng).

d. Tuổi Tỵ, Dậu, Sửu: Tam tai tại các năm: Hợi, Tý, Sửu 

  • Năm Hợi: ngộ Thiên Bại Tinh Quân tắc bị bại hoại sự nghiệp hoặc bại hoại tài sản hoặc bại hoại gia phong.
  • Năm Tý: ngộ Địa Vong Tinh Quân tắc bị tai hại vi thổ địa nhi tổn thất hoặc thổ động nhi bệnh tật.
  • Năm Sửu: ngộ Thổ Hình Tinh Quân tắc vi thổ địa nhi cập hình phạt hoặc tổn thất điền địa hoặc vị thổ địa đông nhi hữu tai.
Như vậy, có 4 tuổi sẽ gặp hạn tam tai năm thứ 3 năm tuổi của mình, gồm: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Vào năm này, những ai gặp hạn sao La Hầu (nam) và Kế đô (nữ) sẽ có cùng lúc 3 hạn: Tam tai, năm tuổi, sao hạn. 

Han Tam Tai nam nao nang nhat?
 

4. Gặp hạn Tam tai sẽ ra sao?

 
Mọi người có quan điểm chung rằng, không phải lúc nào gặp tam tai cũng là tai họa, nhưng thường đến năm tam tai gặp nhiều vất vả, khó khăn hơn trong công việc, mua bán, làm nhà, tu sửa, kết hôn…
 
 Một số việc xấu thường xảy đến với người bị hạn tam tai:
  • Tính tình nóng nảy bất thường.
  • Có tang trong thân tộc.
  • Dễ bị tai nạn xe cộ.
  • Bị thương tích.
  • Bị kiện thưa hay dính đến pháp luật.
  • Thất thoát tiền bạc.
  • Mang tiếng thị phi. 
Lưu ý: Tránh cưới gả, hùn vốn, mua nhà và kỵ đi sông đi biển. Tiếp tục làm những việc còn dang dở trước đó thì thường không bị ảnh hưởng nặng. Không nên khởi sự trong những năm bị Tam tai.
 

5. Vì sao Tam hợp hóa Tam tai, hiểu thế nào cho đúng?

 
Nhiều khi ta hay nghe thấy “Tam hợp hóa Tam tai”, vì sao lại như vậy. Đã hợp rồi sao lại thêm họa? 
 
Có thể cắt nghĩa một cách đơn giản, Tam hợp là 3 tuổi rất hợp nhau, nếu hai vợ chồng nằm trong tam hợp là rất tốt.

Tuy nhiên tuổi Tam hợp lại bị họa trong 3 năm liên tiếp giống nhau và cùng nhau. Nên khi hai vợ chồng trong tuổi Tam hợp thì cả hai sẽ bị hạn Tam tai trong cùng ba năm, không ai gánh cho ai, mức độ họa hại tăng lên gấp đôi, như vậy là không tốt.

 
Nói như vậy không có nghĩa là gia đình nào vợ chồng, con cái Tam hợp cũng biến thành Tam tai. Khi xem xét điều này phải dựa trên nhiều yếu tố, có nhiều cách để xem xung hợp vợ chồng, con cái chứ không chỉ riêng cách này.

“Tam hợp hóa Tam tai” chỉ là cách nói trong dân gian. Nó chỉ xảy ra theo chu kỳ nhất định chứ không diễn ra trong suốt thời gian dài hay cả cuộc đời. Nó xảy ra được chỉ khi hội tụ đầy đủ các yếu tố và có thể gây khó khăn, vất vả hơn. Tuy nhiên, mọi vấn đề đều có cách hóa giải.

 
Cuộc sống gia đình, dù hợp hay xung thì cũng phải biết nhường nhịn, cảm thông lẫn nhau. Chứ không có chuyện cứ hợp tuổi là không cần nhường nhau. Còn nhiều yếu tố khác tác động đến cuộc sống vợ chồng, như phong thủy hay địa khí của mảnh đất đang sinh sống…

6. Hướng dẫn cách cúng giải hạn Tam tai

6.1 Xác định vị thần ứng hạn Tam tai hàng năm

Tương ứng với mỗi hạn Tam Tai hàng năm sẽ có 1 vị Thần và ứng vào 1 ngày nhất định hàng tháng, 1 hướng cố định. Cụ thể như sau: 
3 tuổi Thân, Tý, Thìn tương ứng với các Thần Tam Tai, ngày và hướng cúng lễ giải hạn như sau:
Năm Dần, ông Thiên Linh, cúng ngày Rằm, lạy về hướng Đông Bắc.
Năm Mão, ông Thiên Hình, cúng ngày 14 âm, lạy về hướng Đông.
Năm Thìn, ông Thiên Kiếp, cúng ngày 13 âm, lạy về hướng Đông Nam.

6.2 Lễ vật cúng giải hạn Tam tai

Thông thường, lễ vật cúng giải hạn Tam tai gồm những đồ sau:
  • Bài vị: Thường có mẫu sẵn được in trên bìa giấy đỏ, chữ màu đen, hoặc có thể nhờ thầy viết. Bài vị này dán trên một chiếc que, cắm vào ly gạo, mặt có chữ để đối diện với người đứng cúng, đặt ở giữa hay phía trong cùng bàn lễ.
  • 1 gói gồm: ít tóc rối hoặc chút tóc, chút móng tay, móng chân của người mắc hạn Tam tai, gói lại với ít bạc lẻ.
  • 1 bộ tam sên gồm: miếng thịt luộc, con tôm luộc (hoặc tôm khô), trứng vịt luộc. Cúng lúc chiều tối (18h – 19h), cúng tại trước sân (hay ngã ba đường thì tốt hơn).
  • Lễ vật khác: 3 nén hương, 3 ly rượu nhỏ, 3 đèn cầy nhỏ, 3 điếu thuốc, 3 miếng trầu cau, 3 xấp giấy tiền vàng bạc, 1 đĩa quả tươi, 1 bình hoa, 1 đĩa gạo muối, 2 bộ đồ thế (nam hoặc nữ).
Cách sắp xếp bàn cúng đúng chuẩn
 
– Bình hoa tươi để bên phải, đĩa quả tươi bên trái, phía trước là lư hương, kế tiếp là 3 cây đèn, rồi đến 3 ly rượu (ly trà), trong nữa là bài vị (cắm vào ly gạo, bề mặt có chữ quay về phía người cúng).
 
– Người cúng sắp đặt bàn sao cho mặt mình nhìn về hướng váy lạy vị thần ứng hạn Tam tai của năm đó (tức bài vị ở đó, người cúng ở hướng ngược lại).
 
– Kế tiếp là một mâm sắp bộ tam sên ở giữa, trầu cau, gạo muối, thuốc hút, giấy tiền vàng bạc để xung quanh.
 

6.3 Bài văn khấn giải hạn Tam Tai

 
Hôm nay là ngày …. tháng … năm …
Con tên là ……………………tuổi: …
Hiện cư ngụ tại………………………
Nay con thành tâm thiết bày phẩm vật, cầu xin “MÔNG LONG ĐẠI TƯỚNG … TAM TAI … ÁCH THẦN QUAN” phù hộ độ trì cho con và toàn thể gia đình được bình an mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, phiền não đoạn diệt, nghiệp chướng tiêu trừ, thường hoạch kiết tường, vĩnh ly khổ ách.
 
Thứ nguyện: Âm siêu dương thới, hải yến hà thanh, pháp giới chúng sanh, tề thành Phật Đạo.
Phục duy cẩn cáo!”
 
Sau đó vái 3 lần, lạy 12 lạy (tựa lời cầu nguyện cho 12 tháng bình yên). Rồi chờ đến tàn hết nhang đèn, âm thầm lặng thinh, không nói chuyện với bất cứ ai.
 
Tiếp đó đem gói nhỏ (tóc, móng tay, móng chân, tiền lẻ) ra ngã ba đường mà bỏ, không nên ngoái lại xem. Hoặc có thể đốt chung gói nhỏ đó với 3 xấp giấy tiền, vừa đốt vừa van vái cho tiêu trừ hết tai nạn. Gạo muối vãi ra đường, chỉ mang bàn và đồ dùng (mâm, ly, tách…) về nhà.
 

6. Tam tai dưới quan điểm Phật giáo

 
Quay ngược thời gian tra cứu nguồn gốc của việc cúng Tam Tai thì dường như không có gốc rễ rõ ràng, mà chỉ là truyền miệng trong dân gian và có rất nhiều quan điểm khác nhau nhận định về tục này.
 
Có quan điểm cho rằng, cúng Tam tai xuất phát từ Phật giáo, bởi đa phần việc cúng này đều xuất phát từ các chùa và Tam tai tức là 3 nạn của Hỏa nạn, Thủy nạn và Phong nạn.

Ba nạn này được tạo thành từ tam độc của bản thân: tham – sân – si và nó được hình thành từ nhiều kiếp trước. Hoặc có quan điểm cho rằng Tam Tai tức là gặp tai nạn liên tục trong 3 năm, do bị chiếu bởi các sao hạn. 

 
Tại Việt Nam hiện nay, tục này không còn thấy nghi thức thuần của Lão giáo, mà các chùa có kết hợp thêm đàn pháp cúng Phật hoặc Bồ Tát và lấy sự cắt đứt tam độc Tham – Sân – Si là phương pháp trọng tâm để cầu an cho bản thân mình. Như vậy, tục này mang sắc màu giữa Phật giáo và Lão giáo. 
 
Mặc dù đã tồn tại từ lâu, nhưng có thể thấy, tai nạn của con người đến từ tự nhiên hoàn toàn có thể; bái tế thần linh cầu thoát nạn là không thể; tâm an thanh tịnh, không tham – sân – si, ý chí vững vàng, vượt qua thử thách là có thể. Đọc thêm thế nào là tham – sân – si để học cách kiềm chế.

Mê tín hay chính tín cũng chỉ từ ý thức của con người mà ra. “Cái chết” không thực sự đáng sợ mà “cái sợ chết” mới thật sự khủng khiếp. Bất cứ ai đứng trước cái chết hoặc sự mất mát của người thân đều khó lòng phân biệt đâu là mê tín, đâu là chính tín. 

 
Phật giáo lấy từ bi và trí tuệ làm phương châm cứu độ nên chăng các bậc trí tuệ chốn thiền môn phải đi thẳng vào cái mê của nhân loại mà chuyển hóa thành chánh tín thay vì cổng đóng, then cài. Những nghi thức, nghi lễ đậm mùi thần quyền nên tinh giảm và diệt trừ và đó cũng là góp phần nâng cao ý thức, trình độ dân trí, giảm thiểu tệ nạn mê tín hao tổn cho xã hội.

Trên đây Lịch Ngày Tốt lý giải rõ Tam Tai là gì, vì sao Tam hợp hóa Tam Tai cũng như cách hóa giải Tam Tai hiệu quả. Mong rằng những thông tin này hữu ích dành cho bạn!

Tin cùng chuyên mục:

[ad_2]