[ad_1]

Theo Khổng Tử, trong cuộc sống kết giao bạn bè, hàng xóm thậm chí là họ hàng phải thật cẩn thận. Trong mối quan hệ khác cũng thế, phải cẩn trọng hàng đầu.

Trong Luận ngữ- Quý Thị tập có nói rằng: “Ích giả tam hữu, tổn giả tam hữu. Hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn, ích hĩ. Hữu tiện tích, hữu thiện nhu, hữu tiện nịnh, tổn hĩ”. Theo Khổng Tử, kết giao bạn bè nên chọn những người chính trực, khoan dung, không vụ lợi, chân thành và hiểu biết rộng. Tránh kết giao với những người xảo ngôn, a dua xu nịnh sẽ ảnh hưởng tới đức hạnh.

3-loai-hang-xom-khong-ket-3-kieu-ho-hang-dung-than-1

Tuy nhiên, trong mối quan hệ với hàng xóm và người thân, nhiều khi chúng ta không có quyền lựa chọn. Thế nhưng, người xưa có câu “3 loại hàng xóm không kết, 3 kiểu họ hàng đừng thân” có nghĩa là gì?

3 loại hàng xóm không kết

Người thích đâm bị thóc chọc bị gạo

“Để tôi kể cho chị nghe chuyện này, chị đừng nói cho ai nhé!”

“Chị còn không hiểu tôi à, tôi tuyệt đối không kể cho ai đâu, nói đi xem nào.”

Những câu này đã trở nên vô cùng quen thuộc, đặc biệt là với những bà hàng xóm hay tán chuyện. Họ nói đủ chuyện trên trời dưới biển, chuyện thiên hạ, chuyện nhà người ta. Nếu nói chuyện thường ngày thì không sao, nhưng có những người hàng xóm trước mặt là một chuyện nhưng sau lưng lại là một phiên bản khác.

Trước mặt toàn lời hay ý tốt nhưng sau lưng lại thích đâm chọc, nói xấu người khác. Những kiểu hàng xóm thế này tốt nhất nên hạn chế tiếp xúc thì hơn.  

Người không thích giúp đỡ người khác

Người xưa có câu “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Hàng xóm gần gũi với nhau không tránh được lúc cần nhờ vả. Khi khó khăn, giúp được nhau thì cứ giúp. Thế nhưng cũng có những người hàng xóm, khi có chuyện cần nhờ thì không cần biết bạn có năng lực hay thời gian hay không đều mở miệng yêu cầu giúp đỡ.  

3-loai-hang-xom-khong-ket-3-kieu-ho-hang-dung-than-2

Nếu bạn không giúp, họ sẽ giận dỗi nói này nọ; nhưng dù bạn có giúp họ cũng không cảm kích nửa lời, thậm chí còn coi sự giúp đỡ của bạn là điều đương nhiên. Tuy nhiên, khi gia đình bạn gặp chuyện, muốn nhờ giúp đỡ thì họ lại viện ra hàng tá lý do để từ chối, thậm chí còn xa lánh bạn. Kiểu hàng xóm này tốt nhất nên tránh.  

Người tâm địa hẹp hòi

Hàng xóm với nhau khó tránh khỏi lúc xích mích hiểu lầm. Nếu là người bình thường, nếu qua một thời gian sẽ quên đi, mọi chuyện lại hòa hợp như bình thường. Nhưng nếu là hàng xóm nhỏ mọn hẹp hòi, họ sẽ thù lâu nhớ dai khiến mọi chuyện không thể trở về như cũ.

Quảng cáo

Kiểu người này luôn thích bắt lỗi người khác, khiến cho mối quan hệ hàng xóm ngày càng bế tắc.  

3 kiểu họ hàng đừng thân

Kiểu người mượn tiền không trả

Họ hàng có quan hệ máu mủ, như người một nhà. Giữa người nhà giúp đỡ nhau là chuyện bình thường. Tuy nhiên, giúp đỡ cũng chỉ ở lúc nguy cấp, đặc biệt khi cho mượn tiền cần phải thận trọng.

Nhiều kiểu họ hàng hễ thấy bạn làm ăn phát đạt là tìm đến cửa kết thân. Họ tỏ ra biết điều, nói gì nghe thấy, a dua xu nịnh để mượn tiền hoặc được bạn giúp đỡ. Thế nhưng mượn tiền xong, họ lại chơi trò “mất tích”, mãi không chịu trả tiền. Họ biến bạn thành kẻ vô tình vô nghĩa, gặp họ hàng như thế tốt nhất hạn chế giao du thì hơn.

Người ham ăn biếng làm

Một người cả ngày chỉ ăn không ngồi rồi, oán trời trách đất, không có chí tiến thủ thì nên cách xa một chút. Không sợ người kém cỏi chỉ sợ người không có khát vọng phấn đấu.

3-loai-hang-xom-khong-ket-3-kieu-ho-hang-dung-than-3

Bất kỳ ai cũng thế, một người bình thường nếu có hoài bão, kiên trì nỗ lực cuối cùng cũng sẽ có được cuộc sống hạnh phúc. Nhưng một người tài trí hơn người mà chơi bởi lêu lổng thì đến mỏ vàng mỏ bạc cũng sẽ cạn kiệt. 

Người hay nịnh hót

Ông cha ta có câu: “Kẻ nghèo ở thành thị sầm uất không người ngó, người giàu trong núi sâu có kẻ thăm”. Khi bạn thành đạt, họ hàng xa tít mù khơi cũng sẽ tìm tới thăm hỏi, làm thân với bạn.

Nhưng khi bạn sa sút, dù bạn có đến cửa hỏi thăm họ cũng chưa chắc cho sắc mặt tốt. Những người họ hàng kiểu này, qua lại thì qua lại, không qua lại được thì nên cắt đứt. 

Dù là hàng xóm hay họ hàng cũng nên đối xử với nhau một cách thành thật, ngay thẳng. Nên biết nhìn vào ưu điểm của người khác, học cách khoan dung thì mới có thể chung sống hòa hợp. 

Xem thêm: “Nồi cơm của thầy trò Khổng Tử” – Mạn đàm 3 bài học nhân sinh

[ad_2]