[ad_1]

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, việc thể chế hóa, cụ thể hóa một số nội dung còn chậm, tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu…

Sơ kết Nghị quyết 19 về tiếp tục đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập

Ngày 12/5, Ban Chỉ đạo Trung ương Sơ kết Nghị quyết số 19-NQ/TW đã tổ chức phiên họp sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 19.

Nghị quyết 19 được Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa XII ban hành với mục tiêu bao trùm là đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao.

Giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức.

Giảm mạnh tỉ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công.

Đồng thời, Nghị quyết cũng xác định các nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận ở các ngành, các cấp, các đơn vị sự nghiệp và toàn xã hội trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập; quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hoá dịch vụ sự nghiệp công; nâng cao năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thiện cơ chế tài chính.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ sự nghiệp công.

Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo cho biết qua theo dõi, giám sát thực hiện Nghị quyết của Ban Kinh tế Trung ương cho thấy, sau gần 5 năm được ban hành, với sự nỗ lực của các cấp ủy đảng từ Trung ương đến địa phương, nhiều nội dung của Nghị quyết đã được triển khai nghiêm túc, đạt kết quả tích cực.

Tuy nhiên, việc thể chế hóa, cụ thể hóa một số nội dung còn chậm, tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu. Với tính chất và tầm quan trọng của Nghị quyết, tại Kế hoạch số 03-KH/TW ngày 01/12/2021 Bộ Chính trị thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, đã giao Ban Kinh tế Trung ương Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW. Đồng thời, đưa nội dung Sơ kết Nghị quyết 19-NQ/TW vào chương trình làm việc năm 2022 của Bộ Chính trị, báo cáo Bộ Chính trị tháng 12/2022.

Đồng chí Trần Tuấn Anh phát biểu chỉ đạo tại phiên họp.Đồng chí Trần Tuấn Anh phát biểu chỉ đạo tại phiên họp.

Tại buổi làm việc, các ý kiến phát biểu đều cho rằng, việc sơ kết Nghị quyết 19-NQ/TW có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực, dó đó công tác chuẩn bị, triển khai thực hiện tổng kết cần tiến hành khẩn trương, quyết liệt, đảm bảo các tiêu chí cũng như thời gian theo kế hoạch.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cảm ơn và đánh giá cao sự chuẩn bị về tài liệu cho Hội nghị của Ban Chỉ đạo và Tổ biên tập; sự tham gia, trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến rất tâm huyết, có trách nhiệm của các đại biểu để bổ sung, làm rõ hơn những nội dung trong các dự thảo tài liệu, quy chế, phân công nhiệm vụ. Trong đó, các ý kiến tham gia trực tiếp chương trình, kế hoạch cụ thể, cách thức triển khai cũng như đề cương, dự thảo báo cáo sơ kết. Một số ý kiến đề cập bám sát yêu cầu, mục tiêu để làm rõ vai trò trách nhiệm của các tổ chức đảng.

“Đây là vấn đề quan trọng, là chủ trương lớn của Đảng nhằm tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với đổi mới hệ thống chính trị và cải cách hành chính”, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh và đề nghị ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập cần bám sát yêu cầu, mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, đảm bảo không bỏ sót nội dung nhiệm vụ được giao.

Đồng thời, ông Trần Tuấn Anh cũng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo tiếp tục đóng góp ý kiến, chú trọng đến đánh giá kết quả tích cực, nguyên nhân hạn chế, phục vụ xây dựng kết luận mới, toàn diện, kịp thời; đề nghị Tổ Biên tập tiếp thu đầy đủ để hoàn thiện phân công nhiệm vụ, kế hoạch chương trình làm việc nhằm đảm bảo việc sơ kết đạt kết quả tốt nhất và đúng tiến độ thời gian đề ra.

Nguồn: https://vneconomy.vn/so-ket-nghi-quyet-19-ve-tiep-tuc-doi-moi-don-vi-su-nghiep-cong-lap.htm

[ad_2]