[ad_1]
Lô đất vàng ở Thủ Thiêm được bán đấu giá hơn 2,4 tỉ đồng/m2.
Hiệp hội đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản 2016 về việc nhà đầu tư phải nộp “tiền đặt trước” để được tham gia đấu giá quyền sử dụng đất.
Theo HoREA, luật nên sửa theo hướng quy định nhà đầu tư chỉ được trả giá lô đất đấu giá khi có đủ tiền trên tài khoản, hoặc khi có tổng tài sản cao hơn giá trị trả giá, hoặc khi có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng tương tự như quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 120 ngày 31/12/2020 của Bộ Tài chính về giao dịch chứng khoán.
Hoặc đề nghị xem xét có thể quy định ngưỡng giá (có thể xem xét quy định ngưỡng giá ở mức khoảng gấp rưỡi giá khởi điểm đấu giá là phù hợp) thì nhà đầu tư đã nộp “tiền đặt trước” được trả giá không vượt quá ngưỡng giá.
Nếu vượt quá ngưỡng giá, thì nhà đầu tư chỉ được trả giá lô đất đấu giá khi có đủ tiền trên tài khoản, hoặc khi có tổng tài sản cao hơn giá trị trả giá, hoặc khi có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng.
Theo HoREA, do Luật Đấu giá tài sản 2016 chưa quy định cụ thể các điều kiện của nhà đầu tư tham gia đấu giá, nên Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp TP.HCM đã ban hành “Quy chế cuộc đấu giá tài sản” yêu cầu nhà đầu tư cam kết đáp ứng đúng các yêu cầu sau:
Nhà đầu tư cam kết không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư khác.
Nhà đầu tư có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức, cá nhân khác.
Nhà đầu tư thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan theo quy định pháp luật; thanh toán đầy đủ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo phương thức thanh toán tiền trúng đấu giá được quy định trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo hướng dẫn của cơ quan cấp có thẩm quyền.
Nhà đầu tư có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư dự án.
Tuy nhiên, đơn vị này cho rằng việc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản yêu cầu nhà đầu tư có văn bản cam kết để chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư có tính hình thức và lỏng lẻo, nên rất cần thiết xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản 2016 để quy định chặt chẽ điều kiện nhà đầu tư tham gia đấu giá.
Cụ thể, nhà đầu tư phải có năng lực tài chính và không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai, không để xảy ra tình trạng bất hợp lý đối với nhà đầu tư chỉ nộp tiền đặt trước với giá trị thấp, nhưng trả giá trúng đấu giá với giá trị cao hơn rất nhiều lần.
Hiệp hội đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản 2016 để kiểm soát và nâng cao chất lượng hoạt động đấu giá tài sản, bắt đầu từ công tác định giá khởi điểm đấu giá và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp cấp tỉnh, nhằm phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động đấu giá tài sản, đấu giá quyền sử dụng đất, không để xảy ra tình trạng đấu giá “cuội, quân xanh – quân đỏ”, hoặc ngăn ngừa hành vi thông đồng giữa các nhà đầu tư tham gia đấu giá, hoặc thông đồng giữa các nhà đầu tư với người của cơ quan tổ chức đấu giá.
Từ năm 2011 đến tháng 3-2017 (là thời điểm tạm dừng thực hiện các thủ tục bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Công văn số 342 ngày 7-3-2017 của Thủ tướng), Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp TP.HCM đã tổ chức 215 cuộc đấu giá, với tổng giá khởi điểm là 3.211,8 tỉ đồng. Tổng giá trị giá trúng đấu giá là 4.467,9 tỉ đồng, tăng thêm 1.256 tỉ đồng, gấp 1,39 lần so với giá khởi điểm đấu giá. Trong đó, chỉ riêng cuộc đấu giá mặt bằng 23 Lê Duẩn, quận 1, đã có đến 13 nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia đấu giá và phải qua 16 vòng đấu thì mới xác định người trúng đấu giá là Công ty Tân Hoàng Minh. Giá khởi điểm 550 tỉ đồng, giá trúng đấu giá 1.430 tỉ đồng, tăng thêm 610 tỉ đồng, gấp 2,6 lần so với giá khởi điểm đấu giá. |
[ad_2]