[ad_1]

Sau khi Lưu Bang và Chu Nguyên Chương đăng cơ đều đại khai sát giới, Tần Thủy Hoàng vì sao không giết công thần?
Thiên cổ nhất đế Tần Thuỷ Hoàng

Trong lịch sử có không ít hoàng đế sau khi lên ngôi thì đều đại khai sát giới, khiến con đường làm hoàng đế của họ trở nên ‘dễ thở’ hơn, giết một số người có thể khiến cho họ ‘an tâm’ ngồi trên ngai vị, chẳng những giết những nhân vật phản diện, mà ngay cả đại thần khai quốc hoặc công thần cũng bị kiếm cớ để xử lý.

Lưu Bang và Chu Nguyên Chương đều không e dè mà sát hại khai quốc công thần, ngay cả Triệu Khuông Dẫn, cũng thông qua ly rượu mà tước binh quyền, đưa những khai quốc công thần trở về nhà. Điều đáng ngạc nhiên là Tần Thủy Hoàng lại không giết công thần, một người cũng không sát hại.

Không giết hại dân trong thành, không giết công thần

Điều khiến người ta khó tưởng tượng là Tần Thủy Hoàng chinh phạt và tiêu diệt 6 nước trong hơn 20 năm, nhưng lại có rất ít ghi chép về giết địch chém đầu. Cho dù là Thái tử Đan của nước Yên phái Kinh Kha đi ám sát Tần Thủy Hoàng, khi quân Tần đánh chiếm Kế thành của nước Yên, cũng không có phóng hỏa tàn sát dân trong thành, cũng không có giết hại vương công, đại thần của nước Yên.

Sử chép, Tần Thủy Hoàng sau khi chiếm được nước Yên thì chỉ phái người mang thủ cấp của Thái tử Đan đến mà thôi. Mà khi quân Tần đánh hạ kinh đô của nước khác, cũng không có phát sinh hiện tượng này, trong “Sử ký”, đều không thấy nói là quân Tần đồ sát thành, giết hại tướng quân, đại thần hay dân chúng, Tần Thủy Hoàng ngược lại còn đưa ra những chính sách an ủi.

Tần Thủy Hoàng không những đưa ra chính sách an ủi vương công quý tộc 6 nước, hơn nữa còn hậu đãi công thần nước Tần, trong 37 năm tại vị, ông chừa từng giết một danh tướng hay đại thần nào. Cho dù đại tướng Vương Tiễn mắc phải tội chết, Tần Thủy Hoàng cũng để cho ông được hưởng vinh hoa phú quý, an nhàn về già. Hai người con trai của Vương Tiễn cũng được Tần Thủy Hoàng đánh giá cao và bổ nhiệm. Điều này dĩ nhiên là khác xa với “chính sách tàn bạo”.

Sau khi Lưu Bang và Chu Nguyên Chương đăng cơ đều đại khai sát giới, Tần Thủy Hoàng vì sao không giết công thần?
Vương Tiễn ( Ảnh – Soundofhope)

Mặt khác, ngoài dự đoán của mọi người, trong “Sử ký . khốc lại liệt truyện”, lại không có một viên quan nào của nhà Tần được chọn, ngược lại đều là quan viên nhà Hán. Nếu như nhà Tần thực hành “chính sách tàn bạo”, vậy thì các quan lại tàn ác phải xuất hiện khắp nơi mới đúng.

Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước, thiện đãi khai quốc công thần, không có giết bất kỳ một công thần nào của mình, chủ yếu là do Tần Thủy Hoàng có tín tâm rất cao, ông tin rằng mình có năng lực chế ngự công thần, căn bản không cần phải làm việc tàn sát.

Lưu Bang và Chu Nguyên Chương thì lại khác, Lưu Bang và Chu Nguyên Chương không có bất kỳ tài năng quân sự nào, là người xuất thân nghèo khổ, giang sơn đều là nhờ huynh đệ đánh hạ, đương nhiên sẽ sợ những công thần này cướp đi, đoạt thiên hạ từ tay mình, cho nên Lưu Bang và Chu Nguyên Chương đều giết công thần, còn Tần Thủy Hoàng thì không.

Ngoài ra, nước Tần là một nước có luật pháp nghiêm minh, ở nước Tần làm bất cứ việc gì đều có pháp luật quy định, hơn nữa hoàng đế qua các triều đại của nước Tần đều rất tuân thủ bộ pháp luật này, bởi vì họ biết muốn thống trị thiên hạ, duy hộ sự thống trị thì nhất định phải hoàn chỉnh pháp luật, cho nên trên có thiên tử, văn võ đại thần, dưới có bình dân bách tính đều phải tuân thủ pháp luật, cái gì có thể làm, cái gì không thể làm, đều phải lấy pháp luật làm chuẩn, một khi vi phạm thì sẽ bị pháp luật trừng trị.

Ngoài ra trong thời kỳ chiến tranh thường xuyên xảy ra, nhân tài rất hiếm, nhất là những công thần có kinh nghiệm chiến đấu, lại càng khó kiếm hơn, Tần Thủy Hoàng lòng mang thiên hạ, đối với những đại thần học rộng biết nhiều, có tài năng, có thể giúp ông xây dựng quốc gia, Tần Thủy Hoàng lôi kéo còn không kịp, đương nhiên sẽ không dễ dàng mà giết bất kỳ công thần nào.

Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế hậu đãi công thần hiếm có trong lịch sử, bổ nhiệm người hiền lương. Lúc Tần Thủy Hoàng vừa mới xưng đế, ông mỗi ngày chỉ ngủ mấy tiếng, hàng ngày bận rộn việc chính sự, mỗi ngày phải phê chuẩn công văn, làm sao thống nhất 6 nước, kiến thiết quốc gia.

Ngay cả Úy Liêu đánh giá ông là hôn quân, bạo chúa, cũng được Tần Thủy Hoàng bổ nhiệm làm quốc úy, cũng đủ thấy Tần Thủy Hoàng là người có tấm lòng rộng lượng như thế nào. Vậy nên bề tôi của Tần Thủy Hoàng cũng không cần lo lắng Tần Thủy Hoàng giết hại, bởi vì Tần Thủy Hoàng không chỉ có năng lực nhìn người, dùng người, điều khiển người, mà còn có tấm lòng khoan dung, ông cả đời trước sau đều là biết người khéo dùng, dùng người thì không nghi hoặc.

Sau khi Lưu Bang và Chu Nguyên Chương đăng cơ đều đại khai sát giới, Tần Thủy Hoàng vì sao không giết công thần?
Tần Thuỷ Hoàng ( Ảnh: Soundofhope)

Sự thực về việc “Đốt sách chôn nho”

Đại khái có người sẽ chất vấn: Chẳng lẽ “đốt sách chôn nho” không phải là chính sách tàn bạo của Tần Thủy Hoàng hay sao?

Trước tiên, “Đốt sách” và “Chôn nho” là hai việc khác nhau. Một cái phát sinh vào năm 213 trước công nguyên, một cái phát sinh vào năm 212 trước công nguyên.

Liên quan đến “đốt sách”

Trong “Sử ký” có miêu tả rằng: Vào ngày sinh nhật của Tần Thủy Hoàng, ông bày tiệc ở cung Hàm Dương, bảy mươi tiến sĩ tiến lên dâng rượu chúc thọ. Nói cách khác, hệ thống tiến sĩ của nhà Tần theo truyền thống của thời Chiến Quốc, họ có thể tham gia vào cuộc họp thảo luận về các công việc trọng đại của đất nước. Địa vị của họ rất cao.

Trong bữa tiệc, tiến sĩ Chu Thanh Thần, một người quản lý giáo dục, có bài phát biểu đầu tiên để ca ngợi chiến công của Tần Thủy Hoàng. Ông nhớ lại quá khứ của nước Tần “Đất đai của nước Tần không quá ngàn dặm”, nhưng nhờ vào Tần Thủy Hoàng “Bình định trong nước, trục xuất man di”, “lấy chư hầu làm quận huyện, người người tự an vui, không còn gặp họa chiến tranh”, vì vậy “Từ thượng cổ không bằng đức của bệ hạ”.

Tần Thủy Hoàng sau khi nghe vậy thì rất cao hứng. Tuy nhiên tiến sĩ nước Tề là Thuần Vu Việt lại cho đây là lời nịnh hót, cũng lấy nhà Thương, nhà Chu làm ví dụ, cho rằng phân đất phong hầu là việc nên làm, đề xuất học theo người xưa thì mới có thể trường cửu.

Công khai trọng cổ khinh kim, lại phủ định hệ thống quận huyện, hơn nữa lại là trong tiệc sinh nhật của Tần Thủy Hoàng, lá gan của Thuần Vu Việt không thể bảo là không lớn, từ một góc độ nào đó có thể nói rằng, vào thời đó các tiến sĩ có thể phát biểu ý kiến của mình, ngôn luận vẫn tương đối tự do. Nhưng điều làm mọi người kinh ngạc là phản ứng của Tần Thủy Hoàng, trong “Sử ký” có chép lại là “Thủy Hoàng hạ kỳ nghị”, nghĩa là để cho mọi người thảo luận một chút. Nếu là “Bạo chúa” thì có thể dung nạp được ý kiến bất đồng của người khác hay sao?

Mấy ngày sau, Thừa tướng Lý Tư đã dâng thư “Phần thư lệnh” (lệnh đốt sách), với lý do Thuần Vu Việt học sách cổ mà không biết vận dụng, dám công kích chế độ mới, Lý Tư phản đối bắt chước theo ba nhà Hạ, Thương, Chu, nói rằng: “Từ trước chư hầu nổi dậy phân tranh, mới rộng lượng mời chào những kẻ sĩ du thuyết.

Hiện tại thiên hạ bình định, pháp lệnh đưa ra từ bệ hạ, bách tính ở nhà nên dồn sức làm lụng sản xuất, người có học thì nên học tập pháp lệnh hình phạt”, vì vậy thỉnh cầu Tần Thủy Hoàng cấm chỉ tư nhân mở trường, cũng để cho quan chép sử, đem tất cả những điển tích không phải là của nước Tần, toàn bộ thiêu hủy.

Ngoại trừ chốn công sở của tiến sĩ quản lý ra, thiên hạ ai có cất giữ “Thi”, “Thư”, tác phẩm của bách gia chư tử, thì tất cả đều phải đem đến chỗ quan địa phương để thiêu hủy. Những sách không bị cấm chỉ là những sách như y dược, bói toán, trồng trọt…

Đối với bức thư này của Lý Tư, Tần Thủy Hoàng phê chuẩn là “Chế viết: Có thể”, chứ không phải là “Chiếu viết: Có thể”. Chi tiết nhỏ này có nhiều ngụ ý. Nói chung, “Chế viết” chỉ được dùng để biểu thị công khai cho các quan, chứ không phải truyền đạt đến dân chúng bình thường, mà “Chiếu viết” thì chính là thông báo cho thiên hạ. Phê chuẩn này rất là trung lập, vừa khẳng định lòng trung thành của Lý Tư, nhưng cũng ám chỉ phạm vi và mức độ của “đốt sách”.

Trong “Kiếm kiều Trung Quốc Tần Hán sử” cũng cho rằng, “Tổn thất thực tế của việc đốt sách đưa tới, cũng không có nghiêm trọng như tưởng tượng”, mà nó bị thất lạc phần nhiều là do chiến loạn.

Điều này cũng có nghĩa là Lý Tư nghe hiểu ý trong lời của Tần Thủy Hoàng, cũng không có hạ lệnh đốt sách trên toàn quốc, mà cho dù có, thì cũng chỉ là trong phạm vi nhỏ ở quốc đô Hàm Dương mà thôi, hơn nữa phải chú ý rằng, công sở của tiến sĩ bảo lưu một lượng lớn sách vở đã không bị thiêu hủy. Ngoài ra Thuần Vu Việt cũng không bị bất kỳ trừng phạt nào.

Từ chuyện này, chúng ta có thể thấy là Tần Thủy Hoàng đối với nho sinh rộng lượng và khoan dung, có thể thấy là tài trí của ông siêu quần, ông đối với toàn cục là nghiêm túc xem xét, có trách nhiệm với việc kế thừa văn hóa, và có nghệ thuật xử lý tuyệt vời. Nhân cách sáng ngời như vậy mà có thể nói Tần Thủy Hoàng là “bạo chúa” sao?

Vấn đề “chôn nho”

Trong “Sử ký” có chép lại là có hai phương sĩ là Lư Sinh và Hầu Sinh, ngày thường rất được Tần Thủy Hoàng tín nhiệm. Nhưng họ phía sau lưng nghị luận chỉ trích Tần Thủy Hoàng, nói ông cố chấp, dùng người không khách quan, không coi trọng các tiến sĩ, tham luyến quyền thế… cho nên không muốn luyện tiên dược cho ông (trên thực tế là sợ luyện không được), vì vậy liền lặng lẽ bỏ trốn.

“Sử ký” nói, Tần Thủy Hoàng sau khi biết dược việc này, vô cùng tức giận, phái ngự xử thẩm vấn những phương sĩ ở Hàm Dương, kết quả những phương sĩ có tham gia luyện đơn tố cáo lẫn nhau, tổng cộng có hơn 460 người vi phạm, đều bị Tần Thủy Hoàng hạ lệnh “khanh sát”, cũng “Để cho thiên hạ biết mà răn đe về sau”.

Ý tứ là đem những phương sĩ làm trái với nghĩa quần thần, lừa dối quân vương, bố cáo cho thiên hạ, lấy đó làm gương. Theo thói quen dùng từ của thời Chiến Quốc và thời nhà Tần, “khanh sát” hẳn là chỉ việc giết chết sau đó chôn xuống hố, không cho phép thu xác để chôn cất, đây không phải là “hoạt mai” (chôn sống) như cách hiểu ở thời hiện đại.

Rõ ràng, Trong “Sử ký” có nói là “khanh sát phương sĩ”, chứ không phải là “nho sinh”. Từ thái độ của Tần Thủy Hoàng đối đãi với nho sinh Thuần Vu Việt có thể thấy, người bị “khanh sát” chính là những phương sĩ đã lừa dối Tần Thủy Hoàng. Họ từng nói với ông là có thể luyện chế tiên đan bất lão.

Về việc 460 phương sĩ có thực sự bị “khanh sát” hay không cũng khiến người ta nghi ngờ. Bởi vì việc này cùng với việc Tần Thủy Hoàng “khiến cho thiên hạ biết để cảnh cáo về sau” mâu thuẫn với nhau: Lẽ nào Tần Thủy Hoàng muốn đem việc “bạo hành” của mình bố cáo cho thiên hạ? Rất có khả năng những con số này cũng là nghe sai đồn sai, hoặc là biên tạo mà ra, nguyên nhân của nó vẫn cần được tìm tòi nghiên cứu.

Hơn 2.000 năm qua, vô số người đã hiểu lầm Tần Thủy Hoàng, khiến ông bị oan uổng suốt thời gian dài. Đã đến lúc khôi phục lại những gì mà vị hoàng đế vĩ đại đã thực sự làm.

Tiểu Phàm biên dịch
Theo: Ngô Vĩnh Kiện – Soundofhope

 

Xem thêm

[ad_2]