[ad_1]

1. Khi nào tiến hành cưỡng chế thu hồi đất?

Theo khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai năm 2013, cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi đã vận động, thuyết phục.

– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

– Quyết định cưỡng chế thu hồi đất đã có hiệu lực.

– Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì UBND cấp xã lập biên bản.

Như vậy, Nhà nước tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất khi có đủ 04 điều kiện trên.

Quy trình cưỡng chế thu hồi đấtQuy trình cưỡng chế thu hồi đất diễn ra thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Quy trình cưỡng chế thu hồi đất diễn ra thế nào?

Theo khoản 3 Điều 71 Luật Đất đai năm 2013, chủ tịch UBND huyện có thẩm quyền ban hành và thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Quá trình cưỡng chế thu hồi đất diễn ra như sau:

Nội dung thực hiện

Bước 1

Thành lập Ban thực hiện cưỡng chế

Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế.

Bước 2

Vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế

Ban cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế, theo đó:

– Nếu người bị cưỡng chế chấp hành: Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành.

Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.

– Nếu người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế: Tổ chức thực hiện cưỡng chế.

Bước 3

Tổ chức thực hiện cưỡng chế

– Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế. Trường hợp không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.

– Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.

Ngoài ra, trong quá trình cưỡng chế, Công an có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, UBND cấp xã nơi có đất bị cưỡng chế thực hiện các công việc sau:

– Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, cùng tham gia thực hiện cưỡng chế;

– Phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng niêm phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất theo quy định.

3. Chi phí cưỡng chế thu hồi đất do ai chịu?

Theo Điều 7 Thông tư 61/2022/TT-BTC, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hoặc chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm thanh toán chi phí tổ chức cưỡng chế thu hồi đất.

Cụ thể, việc sử dụng, thanh toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thực hiện như sau:

– Đối với các dự án, tiểu dự án do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Việc sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thực hiện như quy định đối với kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 61/2022/TT-BTC.

– Đối với các dự án, tiểu dự án do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất theo dự toán đã được phê duyệt là nguồn thu của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường.

Trên đây là giải đáp về Quy trình cưỡng chế thu hồi đất. Mọi vấn đề vướng mắc về đất đai vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Nguồn: https://luatvietnam.vn/dat-dai-nha-o/quy-trinh-cuong-che-thu-hoi-dat-567-93742-article.html

[ad_2]