[ad_1]

Gần 200 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự Hội nghị “Tăng cường hợp tác với các quỹ đầu tư nhằm huy động tài chính xanh phục vụ tăng trưởng bền vững và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước” đã hiến kế giúp Việt Nam thu hút được nhiều nguồn vốn nước ngoài hơn nữa…

Quang cảnh hội nghị. Quang cảnh hội nghị.

Hội nghị có sự tham dự trực tiếp và trực tuyến của 30 Quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính quốc tế, trong đó có KKR, Warburg Pincus, Credit Suisse, Temasek, Jardine Matheson, Jefferies, Standard Chartered Bank, Vina Capital…

Đại diện Quỹ đầu tư Warburg Pincus nhấn mạnh Việt Nam là một trong những địa bàn đầu tư hấp dẫn nhất tại Đông Nam Á. Với 2 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam, Quỹ đầu tư Warburg Pincus cho rằng trong thời gian tới, Việt Nam cần quan tâm đến ba yếu tố để thu hút hơn nữa nguồn vốn của các quỹ đầu tư. 

Một là, duy trì môi trường đầu tư ổn định, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động.

Hai là, chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng và hạ tầng mềm của nền kinh tế về năng lực tài chính, hệ thống y tế, chuyển đổi năng lượng bền vững, năng lực thực thi chính sách hiệu quả…

Ba là, chú trọng tính bền vững của các dự án đầu tư nước ngoài.

Đại diện Tập đoàn Credit Suisse dự báo kinh tế Việt Nam có thể đạt tăng trưởng khoảng 8% năm 2022, thuộc nhóm cao nhất tại Châu Á và ASEAN, đánh giá cao Việt Nam duy trì tốt động lực xuất khẩu nhờ hệ thống các Hiệp định thương mại tự do đang có hiệu lực, duy trì được tính ổn định của thị trường tài chính, tiền tệ trong nước trước các thách thức từ bên ngoài, không phải chịu áp lực nợ công, là một trong những điểm đến hàng đầu về thu hút đầu tư nước ngoài trong ASEAN, duy trì dòng vốn đầu tư hiệu quả dù bối cảnh Covid-19.

Trưởng đại diện World Bank tại Việt Nam Carolyn Turk và nhiều đại biểu các nước, tổ chức quốc tế, đều cùng nhận định rằng trong bối cảnh thế giới nhiều rủi ro, bất định, Việt Nam đối diện với các thách thức gia tăng từ biến đổi khí hậu; đánh giá cao các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về giảm phát thải và sẵn sàng tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình phát triển bền vững. Nhấn mạnh để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững cần lượng vốn tài chính lớn, với mức đầu tư thêm tương đương 7% GDP mỗi năm.

Trưởng đại diện World Bank và Đại sứ EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam về giải pháp huy động tài chính gồm gắn kết các cam kết khí hậu với các dự án xanh và khả thi, thúc đẩy hợp tác công – tư, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về tài chính xanh và có khung khổ pháp lý phù hợp cho giải ngân nguồn vốn ODA, thúc đẩy các công cụ tài chính xanh và bền vững, có giải pháp sáng tạo nhằm chuyển đổi nguồn vốn tập trung cho các dự án xanh, thiết kế và thực thi các ưu đãi khuyến khích tín dụng xanh…

Ông Nguyễn Chí Thành – Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho biết Hội nghị nằm trong chuỗi hoạt động thiết thực mà các cơ quan Chính phủ đã và đang thực hiện nhằm hỗ trợ phát triển và kinh doanh bền vững của các doanh nghiệp.

Trong quá trình hội nhập quốc tế toàn diện, SCIC cũng như các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy vai trò và tiềm lực để đi tiên phong trong đối thoại, thương thảo với đối tác quốc tế để có thể thu hút nhiều hơn nguồn vốn tiềm năng, có chất lượng của các quỹ đầu tư cũng như nguồn tài chính xanh cho nền kinh tế Việt Nam.

Ông Nguyễn Chí Thành cho biết bản thân SCIC cũng đang tích cực kết nối với các quỹ đầu tư quốc gia các nước tìm kiếm cơ hội hợp tác để cùng hợp tác đầu tư thu hút nguồn tài chính xanh vào Việt Nam; từ đó góp phần nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, tạo động lực, sức lan tỏa cho tăng trưởng bền vững.

Nguồn: https://vneconomy.vn/quy-ngoai-neu-3-yeu-to-giup-viet-nam-thu-hut-nhieu-von-xanh.htm

[ad_2]