[ad_1]

Góp ý cho Dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, các chuyên gia cho rằng ngoài xác định các hành lang kinh tế, các vùng đô thị động lực, cần có định hướng phát triển không gian vùng lãnh thổ theo chiều dọc…

Quy hoạch sẽ kiến tạo một mô hình phân bổ không gian phát triển quốc gia hiệu quả, bền vững. Quy hoạch sẽ kiến tạo một mô hình phân bổ không gian phát triển quốc gia hiệu quả, bền vững.

Phát biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia ngày 19/7, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch lần đầu tiên được triển khai lập ở nước ta theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017  đây là nhiệm vụ rất mới, chưa có tiền lệ.

“Theo đó, quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030 nhằm bố trí không gian phát triển quốc gia một cách hợp lý dựa trên tiềm năng thế mạnh của đất nước để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững”, Thứ trưởng  cho biết.

6 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Trình bày tóm tắt báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, ông Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cho biết quy hoạch tổng thể quốc gia được xây dựng dựa trên 6 quan điểm phát triển, bao gồm: tổ chức không gian phát triển quốc gia thống nhất, khắc phục tình trạng phát triển chia cắt theo địa giới hành chính; tập trung nguồn lực để hình thành một số vùng động lực, các hành lang kinh tế, các cực tăng trưởng tại các khu vực tiềm năng; phát triển theo hướng bền vững, bảo đảm sử dụng đất, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả; tổ chức không gian phát triển gắn với hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng; tổ chức không gian phát triển quốc gia dựa trên sự gắn kết khu vực đất liền với không gian biển.

Quy hoạch sẽ kiến tạo một mô hình phân bổ không gian phát triển quốc gia hiệu quả, bền vững, hình thành được các vùng kinh tế động lực, các trung tâm kinh tế, đô thị chiến lược, mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, kết nối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, tạo điều kiện cho tăng trưởng cao, thúc đẩy thực hiện mục tiêu tăng trưởng đến năm 2030.

Trong đó, một số mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là quy mô dân số khoảng 105 triệu người; năm 2050 khoảng 115 triệu người; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030; khoảng 6,5-7%/năm giai đoạn 2031-2050.

Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030: Bố trí không gian phát triển quốc gia một cách hợp lý - Ảnh 1

GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD/người; đến năm 2050 đạt khoảng 27.000-32.000 USD/người. Tỷ lệ dân số đô thị đến năm 2030 đạt trên 50% và đến năm 2050 đạt từ 70-80%…

Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng đặt mục tiêu, đến năm 2030, cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc; đến năm 2050 có trên 9.000 km đường bộ cao tốc; hoàn thành đường sắt cao tốc. Đến năm 2030, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người khu vực đô thị đạt 32m2…

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÙNG LÃNH THỔ

Góp ý cho dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, dự thảo đã đánh giá toàn diện về các điều kiện phát triển về tài nguyên như: Tài nguyên đất, nước, khí hậu, khoáng sản, tài nguyên về năng lượng, cũng như các tài nguyên về xã hội như dân số, nguồn nhân lực…

Tổ chức xây dựng Báo cáo.Tổ chức xây dựng Báo cáo.

Đây là các nguồn lực cho sự phát triển của nền kinh tế và toàn xã hội, đó cũng là lợi thế phát triển của mỗi nước. Việc đánh giá đúng nguồn lực và hiện trạng phát triển của quốc gia và những tồn tại sẽ là cơ sở để đề ra các giải pháp phát triển cho giai đoạn tới.

Tuy nhiên, theo PGS, TS Vũ Năng Dũng – Hội Khoa học Đất Việt Nam, đây là bản quy hoạch khó, lần đầu tiên tích hợp, nên không trách khỏi những tồn tại cần tiếp tục được hoàn thiện.

Trên cơ sở đó, ông Vũ Năng Dũng cho rằng trong lợi thế và thách thức phát triển cần phân tích kỹ hơn về kinh tế vùng ven biển và biển đảo trong tầm nhìn đến năm 2050. “Theo đó, cần định hướng phát triển không gian vùng lãnh thổ theo chiều dọc đất nước”, ông Dũng nêu quan điểm.

Đó là vùng các tỉnh có biển, phát triển kinh tế ven biển, kinh tế biển khai thác nuôi trồng thủy sản; vùng đồng bằng và núi thấp là vùng sản xuất lương thực đảm bảo an ninh lương thực, trồng các cây công nghiệp hàng hóa chủ lực, các khu công nghiệp ứng dụng công nghệ sao trong sản xuất; và vùng thứ ba là vùng núi và núi cao thích hợp giữa bảo vệ rừng, trồng rừng, bảo vệ nguồn nước, phát triển lâm nghiệp.

Còn theo GS.TS.KTS Nguyễn Tố Lăng, nguyên Vụ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, cần đánh giá cụ thể, chi tiết và chính xác hơn nữa về hiện trạng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia.

“Đặc biệt, cần có những định hướng về việc nghiên cứu và áp dụng các mô hình đô thị cho các địa phương, các đô thị”, GS.TS.KTS Nguyễn Tố Lăng kiến nghị.

Ngoài ra, nhiều ý kiến đại biểu cũng đề nghị bổ sung thêm địa phương vào vùng kinh tế trọng điểm cũng như làm rõ ảnh hưởng và mối quan hệ giữa các vùng kinh tế…

 

Nghị quyết 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội yêu cầu hoàn thành Quy hoạch tổng thể quốc gia trong năm 2022.

Để Quy hoạch đạt chất lượng cao nhất, đồng thời bảo đảm tiến độ kịp trình thẩm định quy hoạch trước khi trình Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý về các vấn đề chủ yếu của báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia như tổ chức không gian phát triển đất nước, về bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia, về định hướng phát triển và phân bố các ngành quan trọng, về kết nối liên ngành để đạt hiệu quả tổng hợp cao nhất…

#box1658226508534{background-color:#92c397}

Nguồn: https://vneconomy.vn/quy-hoach-tong-the-quoc-gia-thoi-ky-2021-2030-bo-tri-khong-gian-phat-trien-quoc-gia-mot-cach-hop-ly.htm

[ad_2]