[ad_1]

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/02: Điều chỉnh tại vùng 1,500-1,510 điểm

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 22/02/2022, VN-Index xuất hiện trạng thái điều chỉnh tại vùng 1,500-1,510 điểm (đỉnh cũ tháng 11/2021). Số mã tăng đang áp đảo số mã giảm chứng tỏ bên bán đang chiếm ưu thế lớn.

Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 22/02/2022, VN-Index xuất hiện trạng thái điều chỉnh tại vùng 1,500-1,510 điểm (đỉnh cũ tháng 11/2021). Số mã tăng đang áp đảo số mã giảm chứng tỏ bên bán đang chiếm ưu thế lớn.

Đường SMA 50 ngày và đường Middle của dải Bollinger Bands đang là hỗ trợ gần nhất nếu trạng thái điều chỉnh tiếp tục xuất hiện ở chỉ số này. Nếu hỗ trợ này bị phá vỡ thì đường SMA 100 ngày sẽ là hỗ trợ tiếp theo.

Chỉ báo MACD đã đảo chiều, chỉ báo Stochastic Oscillator đang đi ngang trong vùng overbought. Nếu tín hiệu bán xuất hiện ở những chỉ báo này thì rủi ro điều chỉnh sẽ gia tăng.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/02: Điều chỉnh tại vùng 1,500-1,510 điểm

Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index

Trong phiên giao dịch sáng ngày 22/02/2022, HNX-Index điều chỉnh trở lại sau khi test vùng 440-450 điểm (đường SMA 50 ngày và ngưỡng Fibonacci Retracement 23.6%). Điều này cho thấy lực bán đã trở lại tại đây.

Chỉ số cần chinh phục hoàn toàn vùng kháng cự trên để có cơ hội trở về mức đỉnh tháng 01/2020. Nếu không, kịch bản điều chỉnh trong ngắn hạn nhiều khả năng sẽ lặp lại.

Chỉ báo Stochastic Oscillator và chỉ báo MACD duy trì tín hiệu tích cực, qua đó chứng tỏ nhịp tăng đang được ủng hộ.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/02: Điều chỉnh tại vùng 1,500-1,510 điểm

PSH – CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu

Trong phiên giao dịch sáng ngày 22/02/2022, giá cổ phiếu PSH bứt phá với mẫu hình nến White Closing Marubozu. Điều này cho thấy sự lạc quan của nhà đầu tư về triển vọng của cổ phiếu này.

Hiện tại, PSH đang tiến sâu vào vùng 25,000-26,000 (đỉnh tháng 11/2021). Nếu có thể chinh phục hoàn toàn kháng cự trên thì cổ phiếu sẽ có cơ hội hướng đến vùng đỉnh lịch sử tháng 06/2021.

Bên cạnh đó, điểm giao cắt vàng (golden cross) đã xuất hiện khi đường SMA 50 ngày cắt lên trên đường SMA 200 ngày cho thấy xu hướng trong dài hạn đã đảo chiều sang tăng. Cùng với đó, chỉ báo Relative Strength Index và chỉ báo MACD duy trì sự tích cực,, qua đó cho thấy xu hướng tăng vẫn đang được củng cố.

Khối lượng giao dịch bùng nổ và đạt mức cao nhất trong gần 4 tháng qua. Đáng chú ý, đây mới là phiên sáng và điều này chứng tỏ dòng tiền đang trở lại cổ phiếu này.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/02: Điều chỉnh tại vùng 1,500-1,510 điểm

VPB – Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Sau khi thiết lập mức đỉnh lịch sử vào tháng 07/2021, giá cổ phiếu VPB điều chỉnh nhẹ và đi ngang trong một kênh giá nhất định với cận trên là vùng đỉnh tháng 07/2021 (tương đương vùng 38,500-40,500) và cận dưới là vùng 31,000-33,000. Xu hướng tiếp theo của VPB sẽ được xác định khi giá rời khỏi vùng này.

Chỉ báo MACD đã xuất hiện tín hiệu bán. Chỉ báo Stochastic Oscillator cũng đã đảo chiều và có thể cho tín hiệu bán trong những ngày tới. Đường SMA 50 ngày sẽ là hỗ trợ gần nhất của chỉ số, nếu đường này bị phá vỡ thì VPB sẽ có thể về test cận dưới của kênh giá.

Khối lượng giao dịch liên tục nằm dưới mức trung bình 20 ngày trong thời gian gần đây, qua đó cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn đang khá thận trọng.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/02: Điều chỉnh tại vùng 1,500-1,510 điểm

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

[ad_2]