[ad_1]

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 19/01: Chỉ báo MACD đánh mất mức 0

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 19/01/2022, VN-Index tiếp tục trạng thái giằng co với mẫu hình nến gần giống High Wave Candle. Đường SMA 100 ngày và vùng đỉnh cũ tháng 07/2021 (tương đương vùng 1,400-1,420 điểm) sẽ là hỗ trợ gần nhất của chỉ số này.

Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 19/01/2022, VN-Index tiếp tục trạng thái giằng co với mẫu hình nến gần giống High Wave Candle. Đường SMA 100 ngày và vùng đỉnh cũ tháng 07/2021 (tương đương vùng 1,400-1,420 điểm) sẽ là hỗ trợ gần nhất của chỉ số này.

Khối lượng giao dịch khá thấp trong buổi sáng chứng tỏ tâm lý nhà đầu tư đang khá thận trọng. Chỉ báo Stochastic Oscillator tiếp tục rơi về gần vùng oversold. Chỉ báo MACD đã đánh mất mức 0 nên áp lực điều chỉnh sẽ có thể tiếp tục xuất hiện.

VN-Index đang bám sát đường Lower Band và dải Bollinger Bands đang mở rộng. Đây là một tín hiệu tiêu cực, nếu điều này không được cải thiện thì nhịp rung lắc sẽ còn tiếp diễn.

Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index

Trong phiên giao dịch sáng ngày 19/01/2022, HNX-Index tiếp tục lao dốc mạnh và phá vỡ luôn vùng hỗ trợ 410-420 điểm (ngưỡng Fibonacci Retracement 38.2% và đường SMA 100 ngày). Đây là phiên thứ 3 liên tiếp xuất hiện mẫu hình nến Black Marubozu, qua đó cho thấy bên bán vẫn đang áp đảo tuyệt đối.

Bên cạnh đó, chỉ báo MACD và chỉ báo Stochastic Oscillator vẫn đang duy trì đà giảm. Điều này chứng tỏ rủi ro tiếp tục điều chỉnh là vẫn còn.

Hiện tại, ngưỡng Fibonacci Retracement 50% (quanh mức 400 điểm) đang là hỗ trợ gần nhất cho HNX-Index. Nếu hỗ trợ này cũng bị phá vỡ thì HNX-Index sẽ chính thức đánh mất mức 400 điểm.

MSN – CTCP Tập đoàn Masan

Giá cổ phiếu xuất hiện trạng thái phục hồi khi về test lại vùng hỗ trợ 135,000-140,000 (đáy cũ tháng 09/2021 và ngưỡng Fibonacci Retracement 38.2%). Nếu hỗ trợ này vẫn được trụ vững thì nhịp tăng sẽ có thể xuất hiện trở lại.

Tuy nhiên, khối lượng giao dịch đang sụt giảm mạnh so với giai đoạn cuối tháng 12/2021 và duy trì dưới mức trung bình 20 ngày. Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá thận trọng. Điều này cần phải được cải thiện để nhịp tăng có thể xuất hiện bền vững.

Chỉ báo MACD đã tạm ngưng đà giảm. Bên cạnh đó, chỉ báo Relative Strength Index đang phục hồi và đã vượt lên trên vùng quá bán (oversold). Những tín hiệu này ủng hộ cho khả năng tăng trưởng của MSN.

SSI – CTCP Chứng khoán SSI

Trong phiên giao dịch sáng ngày 19/01/2022, giá cổ phiếu SSI hồi phục trở lại sau khi test ngưỡng Fibonacci Retracement 38.2% ở phiên trước đó. Tuy nhiên, sự hiện diện của thân nến nhỏ chứng tỏ tâm lý nhà đầu tư vẫn còn nhiều hoài nghi về triển vọng của cổ phiếu này.

Bên cạnh đó, chỉ báo MACD và chỉ báo Stochastic Oscillator vẫn duy trì đà lao dốc, qua đó cho thấy rủi ro điều chỉnh là vẫn còn.

Nếu cổ phiếu tiếp tục duy trì được đà hồi phục thì tình hình sẽ được cải thiện và SSI sẽ có cơ hội trở lại trên đường SMA 100 ngày.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

[ad_2]