[ad_1]

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 06/12: Đường SMA 50 ngày sẽ là hỗ trợ tiếp theo cho VN-Index

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 06/12/2021, VN-Index tiếp tục sụt giảm và đã rơi xuống dưới ngưỡng Fibonacci Projection 50% (tương đương vùng 1,440-1,450 điểm). Khối lượng giao dịch duy trì dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất, qua đó cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.

Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 06/12/2021, VN-Index tiếp tục sụt giảm và đã rơi xuống dưới ngưỡng Fibonacci Projection 50% (tương đương vùng 1,440-1,450 điểm). Khối lượng giao dịch duy trì dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất, qua đó cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, chỉ báo MACD tiếp tục sụt giảm sau khi cắt xuống dưới đường tín hiệu. Chỉ báo Relative Strength Index cũng đã rơi xuống dưới mức 50. Nếu trạng thái này không được cải thiện thì rủi ro tiếp tục điều chỉnh sẽ khá cao.

Đường SMA 50 ngày và trendline tăng trung hạn (bắt đầu từ tháng 01/2021) sẽ lần lượt là hỗ trợ quan trọng nếu trạng thái điều chỉnh tiếp tục xuất hiện ở chỉ số này.

Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index

Trong phiên giao dịch sáng ngày 06/12/2021, HNX-Index tiếp tục điều chỉnh sau khi phá vỡ đường Middle của dải Bollinger Bands. Điều này thể hiện sự bi quan về triển vọng của thị trường trong tâm lý nhà đầu tư.

Hiện tại, ngưỡng Fibonacci Retracement 23.6% đang là hỗ trợ gần nhất cho HNX-Index trong trường hợp chỉ số tiếp tục điều chỉnh.

Chỉ báo Stochastic Oscillator và chỉ báo MACD duy trì đà lao dốc. Tín hiệu này cho thấy rủi ro điều chỉnh là vẫn còn. Dòng tiền của chỉ số suy yếu khi khối lượng giao dịch liên tục biến động dưới mức trung bình 20 phiên.

CRE – CTCP Bất động sản Thế Kỷ

Trong phiên sáng, giá cổ phiếu tạo mẫu hình Rising Window và đã vượt lên trên vùng đỉnh cũ tháng 09/2021. Theo lý thuyết, vùng này sẽ trở thành hỗ trợ quan trọng nếu trạng thái điều chỉnh xuất hiện bất ngờ.

Mục tiêu mà CRE đang hướng đến là vùng 40,000-41,000 (theo nguyên lý đối xứng trong phân tích kỹ thuật). Giá đã vượt đường Upper Band nên tình hình đang rất lạc quan. Khối lượng giao dịch tăng đạt mức trung bình 20 ngày trong buổi sáng chứng tỏ dòng tiền đang rất dồi dào.

Bên cạnh đó, chỉ báo MACD tiếp tục duy trì sự tích cực. Chỉ báo Relative Strength Index đã vượt lên trên trendline giảm bắt đầu từ tháng 09/2021. Những tín hiệu trên càng ủng hộ cho đà tăng trưởng của CRE.

DPM – Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP

Trong phiên giao dịch sáng ngày 06/12/2021, giá cổ phiếu DPM tiếp tục điều chỉnh và đang test lại vùng hỗ trợ mạnh 45,000-46,500 (ngưỡng Fibonacci Retracement 38.2% và các đáy tháng 11/2021). Bên cạnh đó, đường SMA 50 ngày cũng đang xuất hiện tại vùng này nên độ tin cậy là khá cao.

Hình ảnh bóng dưới hiện diện tại hỗ trợ trên thể hiện lực mua vẫn đang xuất hiện quanh khu vực này. Nếu vùng này vẫn trụ vững thì tình hình có thể được cải thiện.

Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator và chỉ báo MACD duy trì đà giảm, qua đó cho thấy rủi ro điều chỉnh là vẫn còn.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

[ad_2]