[ad_1]

Phân biệt sổ đỏ, sổ trắng, sổ xanh trong chứng nhận nhà đất

Sự kiện:
Kinh tế toàn cảnh


Gần đây, Báo Giao thông nhận được nhiều thắc mắc về sự giống và khác nhau giữa sổ đỏ, sổ trắng, sổ xanh trong chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giải đáp thắc mắc này, Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hoà cho rằng, trước hết phải xác định mọi tên sổ hồng hay sổ đỏ… chỉ là cách gọi thông thường của mọi người, trên thực tế mỗi loại sổ sẽ có 1 tên gọi pháp lý khác nhau, cụ thể:

Sổ xanh

Tên gọi đúng pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất lâm nghiệp.

Đặc điểm loại sổ này là loại sổ có thời hạn do lâm trường cấp cho người dân để quản lý, khai thác và trồng rừng. Lâm trường sẽ thu hồi trong trường hợp địa phương đó chưa có chính sách giao đất lại cho người dân.

Phân biệt sổ đỏ, sổ trắng, sổ xanh trong chứng nhận nhà đất - 1

Sổ xanh chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp

Sổ đỏ

Tên pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sổ đỏ được cấp cho nhiều loại đất, cụ thể là: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất ở thuộc khu vực nông thôn, đất chuyên dùng các loại. Các thửa đất có công trình nhưng không phải là nhà ở, thửa đất ở chưa có nhà hoặc nhà tạm thuộc nội thành phố, nội thị xã, thị trấn.

Trong thực tế, thường sẽ có 2 mẫu số đỏ, 1 mẫu chỉ có đất, mẫu còn lại là đất và tài sản gắn tiền mới đất cập nhật vào sổ. Với đặc điểm là gắn với đất nông nghiệp, lâm nghiệp… nên đa phần sổ đỏ được cấp theo mẫu 1.

Phân biệt sổ đỏ, sổ trắng, sổ xanh trong chứng nhận nhà đất - 3

“Sổ đỏ”, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Sổ hồng

Cũng theo Luật sư Tùng, sổ hồng có sổ hồng mẫu cũ và sổ hồng mẫu mới.

Sổ hồng mẫu cũ, sổ có màu hồng. Tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Sổ hồng cũ cũng được quy định nhiều mẫu khác nhau ở từng giai đoạn: 1 mẫu được cấp cho đất ở tại khu vực đô thị. Trên giấy chứng nhận thể hiện đầy đủ thông tin về chủ sở hữu nhà ở, đất ở và thực trạng nhà ở, đất ở.

Mẫu còn lại, (cấp theo theo Điều 44 Nghị định 90/2006/NĐ-CP) cấp cho trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư.

Phân biệt sổ đỏ, sổ trắng, sổ xanh trong chứng nhận nhà đất - 4

Sổ hồng mẫu cũ chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở

Sổ hồng mẫu mới hiện hành, sổ có màu hồng đậm. Tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Để thống nhất trong việc quản lý cấp giấy chứng nhận thì Chính phủ đã ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP và sau đó thì Bộ Tài nguyên và Môi trường có Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009.

Theo đó từ ngày 10/12/2009, người sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận mẫu mới có tên là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Sổ mẫu mới có thể chứng nhận các nội dung sau đây cho mọi đối tượng đủ điều kiện: Chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

Phân biệt sổ đỏ, sổ trắng, sổ xanh trong chứng nhận nhà đất - 5

Sổ hồng mẫu mới, chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Sổ trắng

Theo Luật sư Hoàng Tùng, đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào của cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể “sổ trắng”.

Phân biệt sổ đỏ, sổ trắng, sổ xanh trong chứng nhận nhà đất - 6

Sổ trắng là một trong những văn bản chứng minh quyền sở hữu đất được nhà nước công nhận

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật thì để bảo vệ quyền lợi cho người dân nhiều địa phương đã xem “sổ trắng” là một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất. Sổ trắng có một số tên gọi pháp lý như: Văn tự đoạn mại bất động sản, bằng khoán điền thổ, văn tự mua bán nhà ở,…

Những người làm nghề này sẽ đối mặt với nguy cơ thất nghiệp trong vòng 10 - 20 năm tới, bạn có nằm trong số đó?
Những người làm nghề này sẽ đối mặt với nguy cơ thất nghiệp trong vòng 10 – 20 năm tới, bạn có nằm trong số đó?

Cũng như cuộc cách mạng công nghiệp hồi thế kỷ XVI, cuộc cách mạng công nghệ thông tin ngày nay đang đe dọa một số nghề quen thuộc không còn chỗ đứng trong tương lai.

Bấm xem >>

Theo Nguyễn Hùng (Báo Giao Thông)

Nguồn: https://www.24h.com.vn/kinh-doanh/phan-biet-so-do-so-trang-so-xanh-trong-chung-nhan-nha-dat-c161a1352675.html

[ad_2]