[ad_1]

Phẩm chất, hạnh phúc và của cải
Nguồn ảnh: kanzhongguo

Yến Thù là người triều Tống, ông từ nhỏ đã thật thà lương thiện, lại còn thông minh hiếu học. Lên bảy tuổi, Yến Thù đã viết văn rất hay. Đến năm 15 tuổi, bởi vì Yến Thù thông minh hơn người, nên ông được huyện lệnh gọi là thần đồng, còn được tiến cử lên Hoàng đế Tống Chân Tông.

Yến Thù vốn có thể ứng thí trực tiếp trước mặt Hoàng thượng, nhưng ông nhất quyết chọn tham gia kỳ thi theo chế độ khoa cử. Ông cho rằng chỉ có thành tích được phản ánh qua kỳ thi, mới có thể được coi là tài năng và học vấn thật sự của mình. Quan chủ khảo chấp thuận yêu cầu, quyết định cho ông thi cùng với hơn 3100 thí sinh khác.

Khi cuộc thi bắt đầu, lúc vừa nhận được đề thi, Yến Thù nhìn qua đã biết đây là đề bài mình từng làm, ông cầm bút lên, suy nghĩ một lát rồi giơ tay nói với quan chủ khảo rằng: “Thưa đại nhân, đề này ở nhà tôi đã làm qua, nếu bây giờ làm lại lần nữa, thì chẳng phải là gian lận sao? Xin ngài hãy cho tôi một đề bài khác có được không?” Quan chủ khảo nghe xong đã đồng ý ra một đề bài khác cho Yến Thù.

Người khác thấy vậy có thể nghĩ rằng người này thật quá ngốc, nói không chừng trong tâm còn cười nhạo ông ấy. Nhưng xin mọi người đừng sốt ruột, chúng ta cùng xem kết quả ra sao: Yến Thù cầm đề bài mới, lật qua lật lại, suy nghĩ một lúc rồi đặt bút làm liền một mạch đến hết. Vị quan giám khảo cảm thấy hết sức kinh ngạc, nghĩ rằng vị văn nhân này tư duy nhạy bén, quả đúng là bậc kỳ tài.

Hành động chân thật yêu cầu tham gia hội thi và xin được cấp lại đề bài của Yến Thù đã nhận được sự kính trọng của mọi người. Chuyện này không chỉ được truyền nhau giữa các thí sinh dự thi mà còn truyền cả đến tai của Hoàng đế. Hoàng đế Tống Chân Tông nghe tin lập tức triệu kiến Yến Thù và khen ngợi rằng: “Khanh không chỉ có tài năng và học vấn thật sự, mà quan trọng hơn là khanh có một phẩm chất thành thật và không dối trá”.

Vào thời Trung Quốc cổ đại, cho dù là triều đình cho đến nha môn của phủ, châu, huyện, hay các cửa hiệu buôn bán, thì tiêu chuẩn đầu tiên để dùng người chính là cần xem phẩm chất đạo đức của người đó. Một người cho dù năng lực có mạnh mẽ đến đâu, bản sự có lớn thế nào, nếu như phẩm chất đạo đức không tốt thì cũng sẽ không được ai bổ nhiệm. Nhờ có phẩm chất tốt đẹp thành thật không dối trá mà Yến Thù sau này đã được triều đình trọng dụng.

Một người thành tín và có phẩm đức cao thượng thì sẽ có được của cải và lợi ích, cho nên tiền của cũng nên kiếm được một cách chính đáng và dùng vào việc chính đáng. Khổng Tử đã nói trong Luận Ngữ – Hiến Vấn rằng: “Kiến lợi tư nghĩa” (nhìn thấy lợi ích cần phải nghĩ đến đạo nghĩa), trong Luận Ngữ – Quý Thị ông còn nói: “Kiến đắc tư nghĩa” (khi thấy những gì mình đạt được hãy cân nhắc xem mình có đáng được hay không).

Tâm yêu thích của cải, ai ai cũng có, nhưng cũng không thể vì lợi ích cá nhân mà làm những việc trái với lương tri và đạo nghĩa. Người xưa nói rằng: “Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo” (ý nói: Người quân tử coi trọng của cải nhưng lấy của cải phải đúng đạo lý), “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (việc mình không muốn thì chớ làm cho người khác). Trong xã hội ngày nay, có người vì để bản thân mình được thoải mái mà không kiêng nể gì đi làm hại người khác. Những hành vi này trong mắt của người thông minh mà nói thì là ngu muội nhất.

Có một câu chuyện có thật như sau: Ngô Quân là một lãnh đạo của Tòa án trung cấp của sư đoàn Nông nghiệp số 8 thành phố Thạch Hà Tử (thuộc khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc), vào ngày 20 tháng 6 năm 2007, cấp dưới của ông đã tiếp nhận một vụ án kết án phi pháp các học viên Pháp Luân Công, đồng thời còn hứa sẽ đưa cho ông một khoản tiền thưởng hậu hĩnh. Nhưng người nhà ông đều biết rằng Pháp Luân Công dạy con người chiểu theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn để làm người tốt.

Bởi vì người tu luyện đều là những người tốt, thiện lương vô tư, cho nên mẹ ông đã khuyên ông không nên tiếp nhận vụ án này. Nhưng Ngô Quân đã không chịu nghe những lời khuyên đó, còn nói những gì như: “Mẹ bảo con phải làm sao đây? Có tiền bày ngay trước mặt thì tội gì không lấy”. Vì việc này mà ông và người nhà đã xảy ra xích mích, vì ông ta mà họ cảm thấy xấu hổ mất mặt.

Ngay cả đồng nghiệp khuyên nhủ ông cũng không nghe, không tin rằng sẽ có báo ứng. Kết quả hai ngày sau đó, ông đột nhiên bị té ngã ngay tại nơi làm việc và được cấp tốc đưa đến bệnh viện số hai cấp cứu. Cuối cùng, sau khi tỉnh lại được hai ngày thì ông qua đời vì xuất huyết não. Ngô Quân là người con trai duy nhất trong gia đình, ông ta đã bỏ lại mẹ già và vợ con mà ra đi. Mẹ ông cho rằng ông đã chịu báo ứng. Những ví dụ như vậy trong thực tế nhiều không đếm hết.

Kiểu người tạo dựng “hạnh phúc” cho bản thân từ trên nỗi thống khổ, thậm chí là từ trên sinh mệnh của người khác này đã sớm đánh mất bản tính thuần thiện tiên thiên của mình rồi. Họ vốn muốn hưởng thụ cái gọi là “hạnh phúc” vật chất ngắn ngủi tạm bợ, nhưng lại không biết rằng bản thân đang đi ngược lại với hạnh phúc thực sự. Từ xưa đến nay đã có rất nhiều ví dụ về thiện ác hữu báo. Đây đúng là điều mà người ta nói là nhân tâm dễ bị mê muội, thiên lý khó bị lừa dối.

Chỉ có phẩm chất đạo đức cao thượng mới là con đường có được của cải của người quân tử. Có nhiều người thể ngộ được rằng cuộc sống vô lo vô nghĩ, sau trước vẹn toàn mới là hạnh phúc. Nếu có thể làm được lòng dạ vô tư thì trời đất sẽ rộng mở. Thực ra cho dù có nhiều tiền đến đâu thì cũng chỉ là một ngày ba bữa cơm. Cuối cùng sẽ có một ngày những người mù quáng phát hiện ra rằng bán rẻ lương tâm để đổi lấy tiền thì sẽ không thể có được hạnh phúc.

Nói về hạnh phúc, kết quả cuối cùng của những người sống truy cầu danh vọng, của cải và lợi ích là gì? Bất quá cũng chỉ là muốn được sống một cuộc đời hạnh phúc bình an mà thôi. Họ không ngờ rằng hạnh phúc phần nhiều là đến từ tinh thần và vật chất. Kì thực hai thứ này là nhất tính. Với tấm lòng khoan dung và vô tư luôn nghĩ đến người khác, khi thấy người khác vui vẻ, tự bản thân mình cũng cảm thấy rất hạnh phúc.

Bởi vì tinh thần lạc quan nên thân thể vật chất cũng sẽ thể hiện ra là khoẻ mạnh, tráng kiện. Những người xem trọng tư lợi, thông thường luôn tính toán thiệt hơn, hưởng thụ cái gọi là “cuộc sống vật chất” nhất thời mà ngày đêm lao lực, thậm chí cho đến đêm khuya vẫn còn khó ngủ, cuối cùng làm cho toàn thân đầy bệnh, cho dù có danh và lợi, cũng chỉ có thể nằm tại bệnh viện mà chịu đựng sự dày vò của bệnh tật. Hạnh phúc thật sự được thiết lập trên cơ sở của đạo đức cao thượng.

Nhắc đến của cải, tôi chợt nhớ đến tiết mục diễn xuất đầy ý vị mang tên “Hoàng lương mộng” (giấc mộng kê vàng) của đoàn nghệ thuật Thần Vận trong dịp mừng năm mới. Tiết mục kể về câu chuyện chàng thư sinh gặp một vị Đạo sĩ, vị Đạo sĩ đã điểm hoá cho anh về việc tu hành, nhưng bởi còn say đắm công danh nên anh đã khéo léo chối từ. Để điểm hoá cho chàng thư sinh, vị Đạo sĩ đã diễn hoá ra một giấc mộng.

Trong giấc mộng anh thấy mình công thành danh toại, con đường làm quan rộng mở, không ngừng thăng quan tiến chức, còn cưới được một giai nhân xinh đẹp, rồi năm thê bảy thiếp, gia sản thịnh vượng, con cháu đầy đàn, có thể nói là xuân phong đắc ý (đường làm quan rộng mở). Nhưng cuối cùng bởi ăn hối lộ mà làm trái pháp luật nên bị tịch thu gia sản và bị xử trảm.

Trong giấc mộng anh đã trải qua mấy chục năm thăng trầm của kiếp nhân sinh, lúc tỉnh dậy thì thấy một bát kê vàng còn đang nóng hổi. Sau bao gian khổ thăng trầm, chàng thư sinh không kìm nổi, đành ngẩng mặt lên trời thở dài. Đời người như mộng, tựa như nước chảy, công danh lợi lộc bất quá cũng chỉ như mây khói trôi qua. Nhân sinh thăng trầm cũng là vinh nhục vô thường.

Vài chục năm trôi qua cũng chỉ trong nháy mắt! Vì vậy anh đã quỳ gối dập đầu, bái vị Đạo sĩ làm thầy, mong được xuất gia tu hành. Tài sản cũng chỉ như khói bay trước mắt, vậy sao còn muốn đi làm những việc ngu xuẩn tổn đức hại mình chứ?

Bài viết của Linh Nhi – Chanhkien

Xem thêm

[ad_2]