[ad_1]

TS. Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái kiêm Chủ tịch Quỹ đầu tư BK Fund đưa ra quan điểm: “Đấy cũng là điều cả nước nên mơ và các bạn sinh viên nên có những giấc mơ như thế. Khi có giấc mơ tỷ USD, chắc chắn các bạn sẽ rất nghiêm túc trong vấn đề đầu tư cho bản thân, học tập, tìm tòi, tìm kiếm sự hỗ trợ, cùng nhiều hành động để hiện thực hóa giấc mơ ấy”.

Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Bách Khoa (BK Fund) là một quỹ đầu tư đặc biệt hình thành bởi những người có “gen” Bách Khoa, với 16 cố vấn là cá nhân có tiếng như Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội Huỳnh Quyết Thắng, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Rạng Đông Nguyễn Đoàn Thăng…

Doanh nhân Phạm Đình Đoàn: 'Thuyền trưởng' Phú Thái thành ứng viên HĐND TP  Hà NộiÔng Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, đồng thời là Chủ tịch Quỹ BK Fund

Lý do các doanh nhân quan tâm đến giới trẻ và startup, ông Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, đồng thời là Chủ tịch Quỹ BK Fund – cho biết: “Chúng ta đều thấy vai trò quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chính giới trẻ, các em sinh viên là những đội ngũ có kiến thức lớn để khởi nghiệp”.

“Phú Thái là một tập đoàn đầu tư đa ngành, đầu tư vào các quỹ BK Fund và ThinkZone để rót vốn cho các startup. Qua quá trình làm việc, tôi nhận thấy các quỹ có một “kho” startup tiềm năng rất lớn, đặc biệt là những bạn trẻ giỏi, có rất nhiều tiềm năng để trở thành triệu phú hoặc các Unicorn trong tương lai”.

* Anh đề cập chuyện chúng ta có thể mơ giấc mơ startup triệu USD, tỷ USD từ cái nôi Bách Khoa. Câu chuyện này chỉ dừng lại ở việc “mơ”, hay anh thực sự nhìn thấy tiềm năng?

Ông chủ Phú Thái Phạm Đình Đoàn: Các bạn trẻ nên có giấc mơ tỷ USD! - Ảnh 1.

Tôi thấy có tiềm năng. Bởi các startup hiện nay, như trong danh mục Quỹ ThinkZone đầu tư, tôi nhìn thấy có thể có những startup trở thành doanh nghiệp tỷ USD. Có startup được đánh giá phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.

Tôi thấy lực lượng trẻ bây giờ có những tiềm năng có thể tạo ra nhiều tỷ phú công nghệ. Đấy cũng là điều cả nước nên mơ ước và các bạn sinh viên nên có những giấc mơ như thế. Khi có giấc mơ tỷ USD, chắc chắn các bạn sẽ rất nghiêm túc trong vấn đề đầu tư cho bản thân, học tập, tìm tòi, tìm kiếm sự hỗ trợ, cùng nhiều hành động để hiện thực hóa giấc mơ ấy.

* Anh có thể chia sẻ một vài cái tên mà từ góc nhìn của anh có thể trở thành startup tỷ USD?

Các startup như dịch vụ gọi xe EMDDI, hay dịch đào tạo trực tuyến tiếng Anh, và một số dự án khác, nhất là dịch vụ gọi xe EMDDI rất tiềm năng. Tôi thấy những dự án này có quy mô, tốc độ phát triển rất nhanh, hữu dụng cho nền kinh tế Việt Nam.

* Mới đây ĐH Bách Khoa Hà Nội lần đầu phát động cuộc thi khởi nghiệp TECHSTART. Vai trò của BK Fund trong cuộc thi này là gì?

BK Fund có nhiều định hướng, chủ yếu là hỗ trợ các bạn sinh viên khởi nghiệp. Trong các cuộc thi như TECHSTART lần này, chúng tôi cũng mời thêm nhiều đơn vị khác vì các dự án rất đa dạng. BK Fund có thể chọn một số dự án để đầu tư và cũng mời các tập đoàn lớn như Viettel, FPT… cùng tham gia để cùng nhau tạo ra một phòng trào khởi nghiệp lớn của trường Bách Khoa Hà Nội.

* BK Fund có bao nhiêu tiền, thưa anh?

Nghị quyết vừa rồi của BKFund đã quyết định tăng vốn quỹ lên 35 tỷ đồng. Đấy là vốn cho giai đoạn đầu. Chúng tôi sẽ giải ngân cho các startup từ giai đoạn đầu, mỗi startup đầu tư một lượng nhỏ, ví dụ 1-2 tỷ đồng, nhưng điều đó không quan trọng bằng các nhà sáng lập sẽ co-investor – tức cùng đồng hành. Có thể quỹ BK Fund đầu tư 1-2 tỷ, nhưng các cựu sinh viên Bách Khoa sẽ đầu tư song song, 5-7 tỷ hay 10 tỷ đồng, tức dòng vốn của chúng tôi như một dạng vốn mồi.

BK Fund vừa làm đầu tư nhưng cũng làm nhiệm vụ “chính trị” nhiều hơn – làm sao kêu gọi các cựu sinh viên Bách Khoa hưởng ứng, đóng góp vào quỹ này. Đồng thời, họ, với các lĩnh vực hoạt động đa dạng, sẽ là những nhà coaching hoặc mentoring startup ấy trong các lĩnh vực mà họ chuyên sâu.

PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng ĐHBK Hà Nội (giữa); Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng (phải) tại buổi toạ đàm về Quỹ Sáng tạo Khởi nghiệp BK Fund ngày 11/6. Ảnh: HUST. PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng ĐHBK Hà Nội (giữa); Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng (phải) tại buổi toạ đàm về Quỹ Sáng tạo Khởi nghiệp BK Fund

* Một trong những tiêu chí đầu tư của BK Fund là ưu tiên các bạn trẻ học/từng học ở trường Bách Khoa?

Hiện BK Fund mong muốn trước mắt sẽ đầu tư cho các bạn ở trường Bách Khoa. Cũng giống quy định của cuộc thi TECHSTART, có thể trong nhóm sáng lập có 1 bạn sinh viên hay cựu sinh viên Bách Khoa, cùng phối hợp với sinh viên các trường khác. Như có một dự án vừa rồi, một bạn sinh viên Bách Khoa phối hợp với sinh viên trường dược, và trường khác để làm một app về y tế….

Sự liên kết giữa sinh viên Bách Khoa và các sinh viên trường khác cũng rất cần thiết, vì dân Bách Khoa mang tính chất kỹ thuật, chuyên ngành sâu…

* Khi đưa ra tiêu chí phải có đại diện của Bách Khoa trong đấy, liệu có trường hợp startup chưa đạt hết tiêu chí nhưng vì là startup có “người Bách Khoa” và áp lực giải ngân mà các anh quyết định rót vốn không?

Thực ra, quan điểm đầu tư ở vòng Seed (Vòng hạt giống) là đã chấp nhận rủi ro, chứ không phải chắc chắn sẽ thành công. Việc đầu tư ở vòng này mới có ý nghĩa xã hội cao, trong việc làm thế nào hỗ trợ các bạn trong những vòng đầu từ ý tưởng để phát triển lên.

Có thể ý tưởng đó không thành công, nhưng chúng ta sẽ có một thế hệ doanh nhân được tôi luyện tốt trong tương lai.

* Xin cảm ơn anh!

Năm 2021, sau gần một năm hoạt động, BK Fund phê duyệt 5 dự án khởi nghiệp, gồm:

– GIMO – giải pháp ứng lương cho người lao động;

– Ejoy – phần mềm hỗ trợ học tiếng Anh đa kỹ năng với nội dung đa kênh;

– N2TP – phần mềm hỗ trợ định liều thuốc chính xác;

– EMDDI – nền tảng điều vận taxi truyền thống kết nối các hãng taxi hiệu quả hơn, giảm tỷ lệ huỷ chuyến, tăng lượng khách hàng và cạnh tranh với các nền tảng gọi xe hiện nay;

– Graphenel Material – Công ty nghiên cứu và sản xuất Graphene vật liệu của tương lai với chi phí sản xuất thấp và tiềm năng mở rộng cao.

Theo Doanh nghiệp và tiếp thị

[ad_2]