[ad_1]

“Ở hai đầu nỗi nhớ” là một bài thơ xuất sắc, được nhiều người yêu thích nhưng rất ít ai biết được nguồn gốc của bài thơ này. Câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về bài thơ tình yêu tuyệt vời này!

Câu chuyện “Ở hai đầu nỗi nhớ”

Tác giả bài thơ “Ở hai đầu nỗi nhớ” là một nhà thơ nghiệp dư. Anh tên thật là Trần Đình Chính, sinh năm 1955 tại Hà Nội. Học trường cấp III Trần Phú – Hoàn Kiếm. Năm 1973, anh được lệnh nhập ngũ khi đang học lớp 10. Trong những ngày đi lính, vào giai đoạn cuối của cuộc chiến Trần Đình Chính suýt hy sinh trong một cuộc giao tranh ở vùng tiếp giáp hai tỉnh Cần Thơ và Vĩnh Long.

Sau này, cởi áo lính, Trần Đình Chính theo học khoa Ngữ văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ra trường, ông được nhận vào làm báo Nhân dân, rồi được phân công vào Đoàn cán bộ sang Campuchia hỗ trợ nước bạn làm báo. Dù lúc này ông chỉ là phóng viên thực tập. Cùng thời gian ấy, có một Đoàn của Sở Thương nghiệp, TP. Hồ Chí Minh sang giúp nước bạn xây dựng mạng lưới bán hàng. Trong đoàn khi ấy có Mai Đào, từng là sinh viên khoa Văn Sài Gòn.

O-hai-dau-noi-nho-cau-chuyen-sau-sac-ve-bai-tho-giau-cam-xuc-1

Tại thủ đô Phnom Penh nước bạn, định mệnh đã khiến Trần Đình Chính vừa gặp đã yêu cô gái Mai Đào. Ngày ấy, Chính 24 tuổi còn Mai Đào mới 20. Chàng là dân Hà Nội, còn nàng là người Sài Gòn. Tên của nàng góp cả hai loài hoa tượng trưng cho mùa Xuân ở Sài Gòn và Hà Nội và nàng cũng đẹp như hoa Xuân. Những lúc rảnh rỗi, Chính thường đưa Mai Đào đo thăm các đền chùa cổ kính. Đêm đến, đôi tình nhân sánh vai nhau ngồi ngắm sao trời. Để rồi sau này, những phút giây hạnh phúc ấy khắc sâu vào nỗi nhớ của Trần Đình Chính: “Ngôi sao như xuống thấp, cho ta gần nhau hơn!”.

Thế nhưng, họ chỉ hạnh phúc bên nhau khoảng một năm, bởi thời điểm mới giải phóng, người ta còn nặng xét lại thành phần lý lịch “bên này, bên kia”. Rồi gia đình của Mai Đào phải rời Sài Gòn đi kinh tế mới ở tỉnh Sông Bé, cô phải về nước phụ giúp cha mẹ. Đến tháng 4 năm 1980, Trần Đình Chính được trở về Hà Nội sau một năm rưỡi sống trên nước bạn.

O-hai-dau-noi-nho-cau-chuyen-sau-sac-ve-bai-tho-giau-cam-xuc-3

Những đêm mưa rơi ở Hà Nội, Chính nhớ Mai Đào đến vật vã, khổ sở. Trong lòng cứ tự hỏi: “Người ấy bây giờ ra sao rồi?”. Nằm ở Hà Nội mà trong lòng chàng trai trẻ cứ nghĩ mãi về một nơi nào đó ở tỉnh Sông Bé – cả một không gian cách trở xa xôi. Bởi dạo ấy, điều kiện giao thông còn rất hạn chế. Và vào mùa hè năm 1980, một đêm mưa Hà Nội, nỗi nhớ cồn cào như dao cứa vào lòng, Trần Đình Chính đã ngồi bật dậy làm thơ:

“Có một không gian nào

Đo chiều dài nỗi nhớ?

Có khoảng mênh mông nào?

Sâu thẳm hơn tình thương?

Anh đang ở Pai-lin

Rừng khộp khô trong nắng

Thương em ngoài ấy lạnh

Muốn gửi chút nắng rừng

Chào Phnom Penh mến yêu

Ở đầu này nỗi nhớ

Quảng cáo

Anh mơ về bên em

Ngôi sao như xuống thấp

Cho ta gần nhau hơn

Ở đầu kia nỗi nhớ

Nằm đếm tiếng mưa rơi

Đếm mấy triệu hạt rồi

Mà chưa vơi nỗi nhớ

Ở hai đầu nỗi nhớ

Yêu và thương sâu hơn

Ở hai đầu nỗi nhớ

Nghĩa tình đằm thắm hơn”.

Bài thơ được làm vỏn vẹn trong 8 phút. Dưới bài thơ, anh ký tên “Trần Hoài Thu”. Năm 1984, bài thơ được đăng trên báo Nhân Dân. Đến năm 1987, bài thơ “lọt vào mắt xanh” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Với khả năng phổ nhạc bậc thầy, vị “nhạc sĩ của tình yêu” đã chắp cánh cho bài thơ được bay cao, bay xa…

Cho đến bây giờ, sau hơn 30 năm, không ai biết “người đẹp mang tên hai loài hoa Xuân” ấy giờ đang ở đâu giữa dòng đời ngược xuôi. Riêng tác giả của bài thơ “Ở hai đầu nỗi nhớ” – Trần Đình Chính lại có một cuộc đời đầy trắc trở với một hậu vận buồn. Ông có một cuộc hôn nhân đổ vỡ, sau đó lại tái hôn với một đồng nghiệp nữ còn khá trẻ. Thế nhưng, hạnh phúc chưa được bao lâu thì anh phát hiện mình bị tiểu đường giai đoạn cuối. Trần Đình Chính từ trần vào ngày 09/05/2014.

O-hai-dau-noi-nho-cau-chuyen-sau-sac-ve-bai-tho-giau-cam-xuc-4

Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã đánh giá: “Bài thơ “Ở hai đầu nỗi nhớ” thực sự là một tác phẩm thơ xuất sắc và được nhớ đến. Bài thơ đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Nó không ồn ào, không nỉ non, những từ ngữ trong sáng, mượt mà đẹp như những vầng trăng sáng. Không cần cầu kỳ tự bản thân nó đã toát lên vẻ thanh khiết của một mối tình ngây thơ, trong sáng. Bài thơ là tiếng nói đầy ắp yêu thương của tình yêu và nỗi nhớ. Cái dạt dào tình thương ấy đã vượt lên trên tất cả niềm tin, niềm hy vọng ở một tình yêu được hội tụ bởi tinh hoa của trời đất, của con người với con người…”

Nhà báo Thép Mới từng viết: “Đời mỗi người làm văn, làm thơ, làm báo cũng chỉ cần một tác phẩm như “Ở hai đầu nỗi nhớ” là đủ!”.

Trần Quang Dũng biên soạn.

Xem thêm:Người ngoại tình khi về già nhận lại được gì? – Câu chuyện đầy sâu sắc

[ad_2]