[ad_1]

CafeLand – Nguồn cung căn hộ TP.HCM thấp nhất 9 năm; Giá đất vùng ven có xu hướng tiệm cận giá khu vực trung tâm; Siết cho vay bất động sản, người vay mua nhà có bị áp lực; Cảnh báo chiêu trò gây ‘sốt đất ảo’ để trục lợi tại vùng ven Đà Nẵng… là những thông tin nóng trong tuần qua.

Hình minh họa

Nguồn cung căn hộ TP.HCM thấp nhất 9 năm

Quý 1/2022 thị trường ghi nhận duy nhất một dự án hiện hữu mở bán giai đoạn tiếp theo với 884 sản phẩm tại quận Bình Tân, tương ứng nguồn cung mới theo quý thấp nhất kể từ năm 2013.

Hiện phân khúc cao cấp vẫn tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu thị trường kể từ năm 2020 khi trên 50% nguồn cung mới rơi vào phân khúc này. Phân khúc từ cao cấp trở lên mở rộng địa bàn hoạt động khiến căn hộ trung cấp và bình dân dần vắng bóng tại thị trường TP.HCM. Điều này buộc người mua nhà phải chấp nhận mức giá cao hơn hoặc chuyển hướng tìm kiếm sang các địa phương lân cận như Bình Dương, Đồng Nai và xa hơn.

Siết cho vay bất động sản, người vay mua nhà có bị áp lực?

Việc siết tín dụng vào bất động sản, theo chuyên gia, nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ gặp khó trong thời gian tới. Còn với người mua nhà để ở, sẽ chịu áp lực về lãi suất có thể sẽ tăng thêm…

“Khi bị “siết” tín dụng, bất động sản chắc chắn gặp khó khăn. Khó khăn từ phía nhà đầu tư không còn thuận lợi dễ dàng để vay, mặc dù có thể nhà đầu tư cá nhân vẫn tính toán được miếng đất tốt, chấp nhận trả lãi, ‘gồng’ trong giai đoạn giá chưa tăng nhưng ngân hàng không dám cho vay; dẫn đến nhà đầu tư không mua được miếng đất này.

Giá đất vùng ven có xu hướng tiệm cận giá khu vực trung tâm

So với quý trước, quý 1 đầu năm nay, các dự án nằm cách khu vực trung tâm 10 km ghi nhận tốc độ tăng giá từ 10 – 15%; Các dự án nằm cách khu vực trung tâm 20 km ghi nhận tốc độ tăng giá 38%; Các dự án nằm cách khu vực trung tâm 30 km ghi nhận tốc độ tăng giá từ 35%: Các dự án nằm cách khu vực trung tâm 20 km ghi nhận tốc độ tăng giá từ 28%..

Tại Hà Nội, nguồn cung mới căn hộ ghi nhận ở mức 4.904 căn, tăng 36% theo quý. Số lượng sản phẩm mới tập trung chủ yếu tại khu vực phía Tây (60%) và phía Đông (38%). Trong khi đó, nguồn cung căn hộ mới tại thị trường Tp.HCM là 2.166 căn, giảm 55% so với quý 4/2021, tập trung chủ yếu tại Bình Chánh (39%), Thủ Đức (29%), Bình Tân (22%).

Ngân hàng siết van tín dụng vào bất động sản

Một số ngân hàng đã tạm dừng giải ngân các khoản vay bất động sản, kể cả những người vay mua nhà để ở. Các chuyên gia đánh giá việc siết tín dụng có thể làm giảm nhiệt thị trường và các nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính lớn sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Việc các ngân hàng tạm dừng cho vay bất động sản bởi tỷ lệ tín dụng năm 2022 được Ngân hàng Nhà nước cấp hiện nay chỉ là tạm thời. Trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm khá tốt nên ngân hàng tập trung ưu tiên cho sản xuất kinh doanh nhiều hơn. Trên thực tế, trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước luôn phát đi cảnh báo và kiểm soát chặt hoạt động cho vay bất động sản. Đồng thời, các ngân hàng cũng dành ra một tỷ lệ nhất định trong tổng dư nợ để cho vay lĩnh vực này nhằm hạn chế rủi ro.

Bộ Công an đề nghị 8 ngân hàng cung cấp hồ sơ liên quan ông Trịnh Văn Quyết và nhiều lãnh đạo FLC

Theo thông tin từ báo Công an TP.HCM, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa có văn bản gửi 8 ngân hàng về việc phối hợp cung cấp hồ sơ mở tài khoản, sao kê tài khoản, sổ phụ tài khoản, chứng từ giao dịch… để phục vụ công tác điều tra trong vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” liên quan đến Tập đoàn FLC.

8 ngân hàng bao gồm: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB); Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank); Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB); Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB).

Cảnh báo chiêu trò gây ‘sốt đất ảo’ để trục lợi tại vùng ven Đà Nẵng

Thời gian gần đây, xuất hiện một số nhóm người có chủ ý tạo ra những đợt sốt đất ảo, nhất là địa bàn nông thôn ở các tỉnh, thành cả nước, trong đó có huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng nhằm mục đích trục lợi.

Thủ đoạn mà nhóm người này sử dụng như, tạo điểm nóng để đăng tin không chính xác về nhu cầu người dân chen chúc nộp hồ sơ, gây quá tải tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao dịch đất đai tại huyện Hòa Vang. Tuy nhiên qua khảo sát, tìm hiểu thì hầu hết người dân thực hiện giao dịch thật sự theo nhu cầu thì không quá nhiều mà các hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội có khá đông thành phần là những nhóm người môi giới mua bán đất đai, môi giới làm thay thủ tục đất đai cho người khác.

Ngân hàng, công ty chứng khoán liên quan thế nào đến các lô trái phiếu của nhóm Tân Hoàng Minh?

Sau khi 3 công ty thuộc Tân Hoàng Minh bị hủy các lô trái phiếu do công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ, nhiều tổ chức đồng loạt lên tiếng về mối quan hệ với các lô trái phiếu này.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) giữ nhiệm vụ quản lý tài sản bảo đảm cho 6 lô trái phiếu với tổng giá trị 6.530 tỉ đồng do các công ty thuộc Tân Hoàng Minh phát hành. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) cũng công bố chỉ là đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý tài khoản và dịch vụ quản lý tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu SOLCH2123001 của Công ty Cổ phần Đầu tư và dịch vụ khách sạn Soleil, trị giá lô trái phiếu 800 tỷ đồng; và lô trái phiếu NSVCH2125001 của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi sao Việt, trị giá lô trái phiếu 800 tỷ đồng.

Nguồn: https://cafeland.vn/tin-tuc/nong-trong-tuan-nguon-cung-thap-ky-luc-gia-nha-van-tang-108422.html

[ad_2]