[ad_1]

CafeLand – Giá đất Thủ Thiêm 2,4 tỷ đồng/m2 không phải là quá đắt; Tết cận kề, nhà đầu tư đi mua đất và ‘chốt cọc’ ngay trong đêm; Hà Tĩnh: Sốt đất trở lại, xuất hiện khu vực giá đòi tăng gấp đôi gây choáng váng; Đi vay lãi cao 8,5%/năm cho kỳ hạn 3 tháng, Tân Hoàng Minh có đủ tiền để trả 24.500 tỷ đồng cho 1ha đất Thủ Thiêm… là những thông tin nóng trong tuần qua.

Nóng trong tuần: Đất nền tỉnh lẻ sôi động ngày cận Tết?

Hình minh họa

Giá đất Thủ Thiêm 2,4 tỷ đồng/m2 không phải là quá đắt

Quả thật chưa bao giờ từ khóa “giá đất Thủ Thiêm” lại nóng đến thế khi mức giá trúng thầu lên tới hơn 2,4 tỷ đồng/m2, gấp 8,3 lần mức giá khởi điểm và cao hơn rất nhiều so với giá đất ở những nơi được coi là siêu đắt đỏ tại các khu vực đắc địa nhất ở Hà Nội và TP.HCM.

Sức nóng của nó đã lan rộng trên nhiều lĩnh vực, nhiều khu vực trong cả nước và làm dậy sóng dư luận. Tham chiếu mức giá này nhiều cổ phiếu bất động sản đang có quỹ đất lớn cũng bỗng tăng vọt lên nhiều phiên liền trong tuần giao dịch vừa qua. Nhiều nhà đầu tư đổ xô đi săn đất khắp nơi trong cả nước vì mức giá đất nhiều khu vực còn quá rẻ nếu so với mức giá đất Thủ Thiêm.

Tết cận kề, nhà đầu tư đi mua đất và ‘chốt cọc’ ngay trong đêm

Thời điểm cận Tết này, nhiều nhà đầu tư bố trí đi mua đất cuối năm ngay trong buổi tối và sẵn sàng “chốt cọc” ngay sau khi ưng ý.

Cũng theo anh Hưng, việc đi xem đất về đêm sẽ có nhiều hạn chế là không có cái nhìn tổng quan xung quanh. Nhưng, cũng có lợi thế là biết được cuộc sống hàng xóm, khu vực về đêm như thế nào. “Để tự tin chốt mua lô đất ngay trong đêm là khi mình cũng đã biết những thông tin cơ bản về khu vực đó. Ví dụ như: hạ tầng về giao thông, các vị trí trường học, uỷ ban, chợ…. Đây là những yếu tố tạo ra thắng lợi khi đầu tư bất động sản nói chung”, anh Hưng chia sẻ.

Lo ngại thất thu thuế kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, Bộ Tài chính chỉ đạo nóng

Bộ Tài chính vừa có công văn số 14257 ngày 15.12.2021 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tổng cục Thuế về chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản. Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thực trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế để quản lý chặt chẽ thuế đối với các hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản của người dân, doanh nghiệp.

Bộ cũng yêu cầu các Tổ chức hành nghề công chứng, các cơ quan nhà nước liên quan hướng dẫn người dân, chủ đầu tư dự án bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản kê khai trên hợp đồng công chứng theo giá thực tế mua bán, để làm căn cứ tính thuế theo quy định của pháp luật.

Hà Tĩnh: Sốt đất trở lại, xuất hiện khu vực giá đòi tăng gấp đôi gây choáng váng

Tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh thời điểm cuối năm, đâu đâu cũng nghe người ta bàn tán chuyện đất đai tăng giá. Ông V. – chủ một quán bia mặt đường gần ngã tư Vũng Áng chỉ tay sang ngay lô đất bên cạnh nói: “Họ đang rao 600 triệu đồng một mét ngang đấy, hồi đầu năm cũng lô đất này đâu đó chưa đến 300 triệu đồng”.

Là người thạo thông tin trong vùng vì quán bia lắm người qua lại, kể chuyện, ông V. tiếp tục chỉ một khu đất phía xa hơn. “Lô đấy họ cũng đang rao bán, có lúc đòi tới 700 triệu đồng. Cơ mà họ có đất, họ đòi bao nhiêu chẳng được, nhưng đúng là có ai chịu mua không mới quan trọng vì giá tăng cao quá, năm ngoái giá còn chưa đến 200 triệu đồng”, ông V. nói.

Đi vay lãi cao 8,5%/năm cho kỳ hạn 3 tháng, Tân Hoàng Minh có đủ tiền để trả 24.500 tỷ đồng cho 1ha đất Thủ Thiêm?

Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt – công ty thành viên thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh của ông Đỗ Anh Dũng vừa gây “bão” trên thị trường khi trả giá 24.500 tỷ đồng (tương đương 1,1 tỷ USD) cho lô đất mang ký hiệu 3-12 thuộc Khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TPHCM.

Lô đất mang ký hiệu số 3-12 có diện tích 10.059,7 m2 (hơn 1ha) thuộc Khu chức năng số 3, trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TPHCM dự kiến sẽ được phát triển thành dự án khu nhà ở hỗn hợp có kết hợp chức năng thương mại – dịch vụ. Đây cũng là lô đất có diện tích lớn nhất trong số 4 lô đất được đấu giá trong phiên đấu giá ngày 10/12 tại Trung tâm Dịch vụ Bán đấu giá tài sản.

Lần này liệu Tân Hoàng Minh có còn kêu “bị hớ”?

Vụ trúng đấu giá đất vàng Thủ Thiêm hơn 2,4 tỉ đồng/m2 không phải là lần đầu tiên cái tên Tân Hoàng Minh gây ầm ĩ trên thị trường bất động sản. Năm 2015, doanh nghiệp này cũng gây sốc khi bỏ ra số tiền gần gấp 3 lần giá khởi điểm để sở hữu lô đất vàng 3.000m2 tại trung tâm quận 1, TP.HCM. Tuy nhiên, Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng sau đó thừa nhận đây là một “thất bại” vì trả giá quá cao.

Lô đất này có mục đích sử dụng là khu nhà ở chung cư hỗn hợp (đất dân cư đa chức năng) có bố trí kết hợp chức năng thương mại – dịch vụ. Khu đất được xây dựng cao 4-25 tầng nổi và 2 tầng hầm, mật độ xây dựng tối đa khối đế là gần 70% và khối tháp gần 45% diện tích đất. Dân số tối đa cho khu đất này là 3.420 người, với 570 căn hộ và 5% diện tích sàn dành cho thương mại.

Nhà đầu tư nản lòng với giải phóng mặt bằng

Tình trạng chậm tiến độ, dự án “treo” kéo dài…xảy ra ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước có nhiều nguyên nhân trong đó có vấn đề liên quan đến thoả thuận đền bù với cá nhân, tổ chức liên quan.

Qua khảo sát, nhiều chủ đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án sản xuất, kinh doanh, thương mại…thực hiện trên phần đất ở, đất nông nghiệp của người dân đều cho rằng, cơ chế “tự bơi” trong khâu thoả thuận, GPMB thời gian qua đang là rào cản rất lớn đối với họ. Theo đại diện một doanh nghiệp lớn đang thực hiện dự án xây dựng khu đô thị, nhà ở thương mại tại Nghệ An cho biết, khi về địa phương triển khai đầu tư theo diện thu hút của tỉnh từ gần 10 năm trước và các thủ tục pháp lý ban đầu đã “thuận buồm xuôi gió”. Nhưng vì vướng đến khâu thoả thuận, đền bù GPMB với người dân nên từng đó thời gian, doanh nghiệp loay hoay rơi vào ngõ cụt.

[ad_2]