[ad_1]

CafeLand – Dòng tiền đang đổ mạnh vào bất động sản dịp cuối năm; Thực hư chuyện bất động sản khắp nơi tăng giá; Ít tiền nhưng vẫn muốn đầu tư bất động sản thì phải làm sao; Doanh nghiệp bất động sản kêu trời vì nghẽn pháp lý… là những thông tin nóng trong tuần qua.

Hình minh họa

Thực hư chuyện bất động sản khắp nơi tăng giá

Cập nhật số liệu báo cáo từ các địa phương, Bộ Xây dựng cho biết giá đất khu vực vùng ven thủ đô Hà Nội như Quốc Oai tăng 20%, Ba Vì tăng 45%, một số điểm thuộc các tỉnh như Hòa Bình tăng 46%, Bắc Ninh 20%, Hưng Yên 26%. Tại các địa phương khác như Thanh Hóa; TP.Thủ Đức, H.Cần Giờ của TP.HCM; Biên Hòa, Nhơn Trạch và Long Thành của tỉnh Đồng Nai… cũng ghi nhận hiện tượng giá đất nền tăng rất nhanh trong thời gian ngắn.

Giá giao dịch nhà ở riêng lẻ trong các dự án tại nhiều địa phương tăng bình quân khoảng 8 – 10% (tích lũy cả hai quý, giá nhà ở riêng lẻ tại nhiều địa phương có mức tăng khoảng 15 – 20% so với mức quý 4/2020). Trong đó, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương là những địa phương có mức giá bình quân tăng cao.

Dòng tiền đang đổ mạnh vào bất động sản dịp cuối năm?

Giá nhà đất không ngừng tăng, nguồn cung mới khan hiếm và lo ngại nguy cơ lạm phát cao đang khiến nhiều nhà đầu tư dồn tiền vào kênh trú ẩn an toàn là bất động sản. Bên cạnh đó, việc thị trường bị dồn nén sau nhiều tháng do ảnh hưởng của đại dịch cùng tâm lý “mua sắm” cuối năm sẽ kích thích dòng tiền đổ vào nhà đất.

Ngay sau khi lệnh phong toả chống dịch giữa các địa phương được gỡ bỏ, anh Hưng (ngụ quận 12, TP.HCM) đã ngay lập tức xuống huyện Đức Hoà, Long an để hoàn tất nốt thủ tục công chứng cho hai lô đất đã đặt cọc từ trước dịch. Cũng trong đợt này, anh Hưng tiếp tục xuống cọc một lô đất khác. Nhà đầu tư này cho biết, đây không phải là quyết định tức thời mà đã được anh cân nhắc tìm hiểu từ trước đó. Thị trường Đức Hoà nhiều tiềm năng vì mức giá thấp hơn rất nhiều nếu so với những khu vực lân cận TP.HCM thuộc Bình Dương hay Đồng Nai.

Ít tiền nhưng vẫn muốn đầu tư bất động sản thì phải làm sao?

Thu nhập mỗi tháng trên dưới 10 triệu đồng cùng khoản tích luỹ từ 200 – 300 triệu đồng thì rất khó tìm được một sản phẩm bất động sản phù hợp để đầu tư tại TP.HCM hay các tỉnh lân cận hiện nay. Tuy nhiên, nếu biết “liệu cơm gắp mắm” nhiều người vẫn có cách để gia tăng tài sản với số vốn ít ỏi này.

Thứ nhất là thuê bất động sản rồi cho thuê lại. Chẳng như thuê một căn nhà sau đó tân trang, làm nội thất lại một chút rồi cho thuê lại với giá cao hơn. Hướng đi này đòi hỏi người đầu tư phải có nhiều kiến thức về thị trường cho thuê, xây dựng giá thuê, quản lý khách thuê, tìm được vị trí phù hợp… Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay thì mô hình này gặp nhiều khó khăn.

Doanh nghiệp bất động sản kêu trời vì nghẽn pháp lý

Những trở ngại về pháp lý đang khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc triển khai dự án, từ đó ảnh hưởng đến nguồn cung và sự phát triển của thị trường bất động sản.

Bất động sản chịu sự tác động, điều tiết của 12 Luật khác nhau, trong đó có Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Bà Rịa – Vũng Tàu xử nghiêm phân lô tách thửa trái quy định

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo các địa phương trên địa bàn xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng đất trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích, tự ý phân lô, tách thửa không đúng quy định, đặc biệt tại các khu vực kêu gọi thu hút đầu tư dự án.

Trong đó, cần đánh giá cụ thể các yếu tố phát sinh có liên quan (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội…) khi kiến nghị điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch các loại đất, đề xuất giải pháp thực hiện và quan tâm quy hoạch sử dụng đất 02 bên các tuyến đường, để tạo quỹ đất sạch khi triển khai đầu tư mới các tuyến đường giao thông, nhằm phát triển đô thị, tạo nguồn lực cho ngân sách.

Cảnh báo sốt đất do ‘ăn theo’ các dự án đang còn trên giấy

Trước thông tin sốt đất ở một số do “ăn theo” các dự án đang còn trên giấy, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cho biết sẽ đề nghị cơ quan chuyên môn rà soát để đưa ra cảnh báo. Trước đó, vào ngày 12.11, Công ty Đấu giá hợp danh Miền Trung đã tổ chức công bố đấu giá quyền sử dụng đất thuộc dự án Khu đô thị thương mại – dịch vụ Nam Đông Hà.

Theo đó, thông qua hình thức đấu giá là bỏ phiếu kín gián tiếp một vòng, tài sản hơn 132.415 m2 đất thuộc dự án Khu đô thị thương mại – dịch vụ Nam Đông Hà có giá khởi điểm hơn 437,7 tỉ đồng (do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý) đã được Công ty TNHH Vận hành Vincom Retail (thuộc Tập đoàn Vingroup) trúng đấu giá với mức giá hơn 439,9 tỉ đồng. Ngay sau khi thông tin Vincom Retail đấu trúng lô đất, từ giữa tháng 11 đến nay, giá đất quanh khu vực này tăng chóng mặt. Trong đó, tuyến đường Đại Cồ Việt (P.Đông Lương, TP.Đông Hà) có giá tăng cao nhất.

11 tháng, hơn 2,41 tỷ USD vốn FDI đổ vào bất động sản

Về lĩnh vực đầu tư, vồn FDI đầu tư vào 18 trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm. Dẫn đầu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 14 tỷ USD, chiếm 53% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp théo là ngành sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷ USD, chiếm 21,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 2,41 tỷ USD và 1,27 tỷ USD.

Trong 11 tháng qua, đã có 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 7,6 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 28,7%. Tiếp theo là Hàn Quốc với 4,36 tỷ USD, tăng 17,6%; Nhật Bản 3,7 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ.

[ad_2]