[ad_1]

CafeLand – Lừa có ‘dự án, quy hoạch’ để thổi giá đất; Doanh nghiệp bất động sản âm thầm tăng quỹ đất; Đề xuất giải pháp triệt nạn “khai gian” giá chuyển nhượng nhà đất; Ngăn chặn rao bán đất dự án trái phép… là những thông tin nóng trong tuần qua.

Hình minh họa

Bộ Tài chính yêu cầu đề xuất giải pháp triệt nạn “khai gian” giá chuyển nhượng nhà đất

Theo Bộ Tài chính, từ cuối năm 2021 đến nay Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có nhiều lần chỉ đạo Tổng cục Thuế, các Cục Thuế địa phương thực hiện các biện pháp để chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản; hướng dẫn người dân, doanh nghiệp kê khai đúng giá chuyển nhượng bất động sản, nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, có một số phản ánh ở một số nơi, có một số cán bộ Thuế gây khó khăn, nhũng nhiễu cho người dân, doanh nghiệp. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Thuế khẩn trương tham mưu giải pháp để xác định sát giá thị trường bất động sản nhằm tránh thất thu thuế.

Ngăn chặn rao bán đất dự án trái phép

Đầu năm 2022, các địa phương trên địa bàn tỉnh đồng loạt công bố quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021-2030 để người dân biết và thực hiện. H.Xuân Lộc cũng công khai quy hoạch sử dụng đất tại trụ sở UBND các xã, TT.Gia Ray. Các thông tin về quy hoạch sử dụng đất của tỉnh cũng được cập nhật trên ứng dụng DNAILIS để người dân có nhu cầu biết về thửa đất nào đó có thể truy cập. KP.7, TT.Gia Ray được quy hoạch đất ở dự án. Tuy nhiên, lợi dụng quy hoạch mới, giữa tháng 3-2022, các “cò đất” đã rầm rộ đăng thông tin rao bán đất ở dự án với giá rẻ cho nhiều diện tích khác nhau. Một số người dân từ các tỉnh, thành khác không nắm rõ, thấy quy hoạch đất ở đã mua để đầu tư.

Bên cạnh đó, UBND H.Xuân Lộc cũng yêu cầu Công an huyện phối hợp điều tra và mời những “cò đất” đưa thông tin sai lệch trên mạng xã hội về đất trong khu vực dự án trên để lừa người dân nơi khác mua đầu tư, “lướt sóng”.

Lừa có ‘dự án, quy hoạch’ để thổi giá đất

Có mặt tại khu vực hồ Ea Nhái (thuộc huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk), phóng viên phát hiện chưa có bất cứ dự án nào ‘triển khai từ cuối năm 2021’ cả. Nhiều người dân địa phương cho biết giá đất quanh khu vực quanh hồ Ea Nhái nhảy múa, sôi động từ cuối năm 2021, giá đất nông nghiệp 600-700 triệu đồng/ha đã bị đẩy lên 2-3 tỉ, thậm chí cao hơn 10 lần.

Ông N.V.H. (trú xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) nhớ lại cuối năm 2021, không rõ từ đâu, khắp vùng râm ran việc sắp làm dự án khu nghỉ dưỡng, sân golf tại đây. Rồi ‘cò’ đất kéo về nườm nượp, hỏi mua đất rẫy, dán giấy bán đất sào chính chủ khắp nơi.

Doanh nghiệp bất động sản âm thầm tăng quỹ đất

Vào mùa đại hội cổ đông thường niên, nhiều doanh nghiệp địa ốc hé lộ quỹ đất “khủng” để phát triển trong dài hạn. Trong bối cảnh việc cấp phép dự án mới ngày càng ít ở các địa phương, doanh nghiệp nào nắm trong tay quỹ đất lớn sẽ có lợi thế hơn trên thị trường.

Một trong những doanh nghiệp đang có quỹ đất lớn là Công ty Vinhomes. Doanh nghiệp này công bố đang sở hữu 16.800 hécta đất, bao gồm 13.000 hécta đất khu dân cư, văn phòng và 3.800 hécta đất khu công nghiệp. Trong năm nay, Vinhomes dự kiến ra mắt 3 dự án đô thị lớn gồm Vinhomes Dream City (460 hécta, Văn Giang, Hưng Yên), Vinhomes Wonder Park (133 hécta, Đan Phượng, Hà Nội) và Vinhomes Cổ Loa (385 hécta, Đông Anh, Hà Nội).

Doanh nghiệp bất động sản “đôn đáo” tìm nguồn vốn mới

Ngoài trái phiếu doanh nghiệp, thời gian qua, các doanh nghiệp niêm yết nhóm bất động sản thường trả cổ tức bằng cổ phiếu nhằm giữ lại lợi nhuận cho hoạt động đầu tư. Với các doanh nghiệp chưa đưa cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán, việc IPO để huy động vốn từ nhà đầu tư đại chúng cần có thời gian, sự chuẩn bị để có thể thỏa mãn các điều kiện theo quy định pháp luật về chứng khoán.

Về việc phát hành trái phiếu ngoại tệ để huy động vốn từ nước ngoài, ông Kiên cho rằng, do quy mô thị trường Việt Nam còn nhỏ nên doanh nghiệp sẽ tìm đến các thị trường lớn hơn như Singapore, Mỹ. Tuy nhiên, để làm được điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải thỏa mãn nhiều điều kiện khắt khe, mà với doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa trong nước thì gần như là “nhiệm vụ bất khả thi”.

“Sốt” đất vẫn tiếp diễn: Đâu là giải pháp?

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng về việc tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý tổ chức, cá nhân tiến hành chuyển nhượng đất đai, BĐS không đúng quy định, gây ra hiện tượng “sốt” đất, nhằm bình ổn thị trường.

Đến nay, nhiều địa phương như: Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Giang, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Lâm Đồng, Kom Tum… đã ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị chuyên môn tại địa bàn tăng cường tuyên truyền, cảnh báo người dân về những chiêu trò “thổi” giá đất của giới đầu cơ, “cò” đất không chuyên nghiệp nhằm trục lợi cá nhân.

Nguồn: https://cafeland.vn/tin-tuc/nong-trong-tuan-canh-giac-chieu-tro-loi-dung-quy-hoach-day-gia-dat-len-cao-109195.html

[ad_2]