[ad_1]

Nồi cơm của thầy trò Khổng Tử là câu chuyện học trò của Khổng Tử ăn vụng cơm để rồi ông tự than trách chính mình và 3 bài học thâm thúy để lại cho hậu thế.

Câu chuyện “Nồi cơm của thầy trò Khổng Tử”

Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết, bôn ba khắp chốn. Một lần ông dẫn học trò đi du thuyết từ nước Lỗ sang nước Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò ưu tú nhất.

Ở thời của Khổng Tử, Trung Hoa loạn lạc, liệt quốc phân tranh, dân chúng phiêu bạt lầm than khổ không thể tả. Đi chu du khắp thiên hạ, nhiều lúc thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào tình cảnh bí bách, khốn cùng, đói cơm khát nước.

Những ngày sau, thậm chí cả cháo cũng không còn phải ăn rau dại cầm hơi. Khổng Tử vì thế mà một ngày gầy đi, Nhan Hồi và Tử Lộ thấy thầy như vậy trong lòng nóng như lửa đốt.

May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử nên đã đem biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử sau khi nhận xong liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn việc thổi cơm thì giao cho Nhan Hồi – người mà ông đặt rất nhiều kỳ vọng. Trong hoàn cảnh đói kém như thế này, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.

Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh khác đi, thì Nhan Hồi thổi cơm phía dưới nhà bếp của Khổng Tử thì đọc sách ở nhà trên đối diện với nhà bếp, cách một cách sân nhỏ.

Đang đọc sách thì bỗng nghe một tiếp “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử bèn ngừng đọc liếc mắt nhìn xuống thì bỗng thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm rồi cho vào tay, nắm lại từng nắm. Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, dừng chốc lát rồi từ từ đưa nắm cơm lên miệng.

“Lẽ nào Nhan Hồi lại ăn vụng cơm”, Khổng Tử nghĩ thầm rồi thở dài nói: “Trò yêu của ta lẽ nào lại vụng thầy, vụng bạn như thế sao? Còn đâu là lễ nghĩa, là đạo lý nữa? Bao kỳ vọng đặt vào nó thế là đổ sông đổ bể cả rồi!”

Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khá mang rau về, Nhan Hồi lại luộc rau. Khổng Tử không nói không rằng, vẫn nằm im trong đau khổ.

Noi-com-cua-thay-tro-Khong-Tu-man-dam-3-bai-hoc-nhan-sinh-3

Một lát sau rau chín, Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên, tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xới cơm. Khổng Tử thấy vậy thì ngồi dậy, nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh lạc loạn, dãi nắng dầm mưa đói khổ như thế mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, vẫn một dạ theo thầy trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm khát nước. Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa cơm đầu tiên này làm thầy chạnh lòng nhớ đến quên hương nước Lỗ, thầy nhớ đến cha mẹ thầy…cho nên, thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?”

Trừ Nhan Hồi đứng im còn các môn sinh khác đều chắp tay thưa “Dạ thưa thầy, nên ạ!”

Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”

Tất cả học trò đều không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau, lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch?”

Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”

Nhan Hồi thưa: “Bạch thầy, nồi cơm này đã không còn sạch sẽ, lúc nãy khi nấu cơm con đã sơ ý để bụi bẩn rơi vào nồi. Con định xới chỗ cơm bẩn ấy bỏ đi nhưng nghĩ bụng chút gạo này phải nhọc nhằn lắm mới kiếm được, thật quý giá biết bao, bỏ phí thì đúng là tội lớn. Con xới riêng phần cơm bẩn ấy ra rồi tự mình ăn trước, con đã đắc tội với thầy và các sư huynh đệ. Bây giờ, con chỉ xin ăn rau, còn nồi cơm đã không còn sạch sẽ quyết không thể mang dâng tế được ạ!”

Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được sự thật! Suýt nữa ta đã trở thành một kẻ xét đoán hồ đồ bất công rồi!”

Quảng cáo

Nhan Hồi kể lại sự tình, Khổng Tử nghe mà ứa nước mắt rồi thuật lại chuyện mình đã hiểu lầm người học trò yêu ra sao với mọi người. Khổng Tử cũng gật gù tâm đắc khi có được một học trò đức độ, lễ nghĩa như Nhan Hồi.

Qua câu chuyện “Nồi cơm của thầy trò Khổng Tử”, chúng ta mạn đàm được 3 bài học nhân sinh lớn:

Không vội vàng phán xét người khác

Con người thường chỉ tin vào những gì mình thấy tận mắt. Tục ngữ có câu “Nhãn kiến vi thực”, ý mắt nhìn thấy thì mới là thật. Nhưng thói đời không như thế, nhưng thứ dù mắt thấy tai nghe cũng chưa chắc đã là sự thật.

Mọi thứ thường có sự tình uẩn khúc bên trong. Nếu chỉ nhìn bằng cặp mắt thịt này thì không tài nào liễu giải được chân tướng sự việc. Ngay cả Khổng Tử được xem là bậc Thánh Nhân cũng có những sai lầm như thế.

Noi-com-cua-thay-tro-Khong-Tu-man-dam-3-bai-hoc-nhan-sinh-1

Nên qua câu chuyện “Nồi cơm của thầy trò Khổng Tử”, chúng ta học được một bài học thấm thía về cách nhìn người, nhìn đời. Đừng vội vàng đánh giá người khác chỉ quan hành động bề ngoài, đừng nhìn nhận đánh giá mọi việc ở đời chỉ bằng đôi mắt tầm thường phiến diện của kẻ phàm phu. Muốn thấu hiểu mọi sự ở đời hãy nhìn bằng cái tâm, bằng sự chánh niệm tìm hiểu thấu đáo, suy xét vấn đề một cách toàn diện với tấm lòng từ bi và bao dung.

Cách dạy trò của tiền nhân từ câu chuyện “Nồi cơm của thầy trò Khổng Tử”

Khổng Tử nhìn thấy Nhan Hồi ăn vụng cơm thì quả là một việc trái đạo lý, bình sinh ông dạy học trò mình cần giữ gìn chữ lễ, kính trên nhường dưới. Bỗng dưng lại phát hiện thấy người trò yêu của mình làm chuyện đáng hổ thẹn như vậy ắt không khỏi đau lòng, thất vọng. Nếu ông không đủ nhẫn để cấp thêm một cơ hội cho người học trò thì nỗi oan của Nhan Hồi khó lòng được giải.

Noi-com-cua-thay-tro-Khong-Tu-man-dam-3-bai-hoc-nhan-sinh

Nhưng với một trí tuệ tài hoa như Khổng Tử cùng cách ứng xử khéo léo, tài tình của mình ông đã không vội vàng quy kết, mắng phạt Nhan Hồi, mà uyển chuyển cân nhắc tình huống để học trò tự giãi bày.

Trong đời người, vai trò của người thầy rất quan trọng. Một người thầy tốt sẽ nhìn ra được mỗi sai của học trò và khéo léo chỉ ra lỗi để học trò biết sai và rèn sửa.

Cảm ân của học trò đối với người thầy

Nhan Hồi là đệ tử xuất sắc của Khổng Tử, là người hết mực tương kính, yêu thương thầy và các huynh đệ. Với đức nhẫn nhịn, sự hy sinh cao cả Nhan Hồi đã nhận phần thiệt thòi về mình, chấp nhận ăn phần cơm bẩn để phần cơm sạch dâng lên thầy và các huynh đệ. Một việc làm thiện nhưng lại phải lén làm vì không muốn mọi người thấy lại buồn lòng.

Noi-com-cua-thay-tro-Khong-Tu-man-dam-3-bai-hoc-nhan-sinh-5

Trong xã hội ngày nay mấy ai có được đức hy sinh cao cả vì thầy và các huynh đệ đến vậy. Nếu làm được chút việc thiện lành lại thường khởi tâm muốn mọi người nhìn thấy và ghi nhận.

Xem thêm: Bài học từ cổ nhân: 3 việc đại ngu người khôn không dám làm, người lại lại cứ đâm đầu

[ad_2]