Năm 2021, toàn tỉnh Vĩnh Phúc thu hút hơn 1,1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm 2020 bất chấp làn sóng Covid-19 thứ 4 bùng phát trở lại…

Vĩnh Phúc tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đặc biệt là các chỉ số thành phần trong Bộ chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Vĩnh Phúc tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đặc biệt là các chỉ số thành phần trong Bộ chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Mặc dù đạt kết quả khả quan nhưng theo lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, địa phương vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đặc biệt là các chỉ số thành phần trong Bộ chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), kết quả PCI năm 2020 của Vĩnh Phúc xếp vị trí thứ 29/63 tỉnh, thành với 63,84 điểm, giảm 2,91 điểm và giảm 12 bậc so với năm 2019, không đạt được mục tiêu đề ra (mục tiêu nằm trong TOP 10 cả nước); thuộc nhóm địa phương có chất lượng điều hành khá.

NHIỀU CHỈ SỐ CẦN CẢI THIỆN

Như vậy, trong năm 2020, chỉ số PCI của tỉnh chứng kiến sự sụt giảm cả về điểm số và thứ hạng. Trong tổng số 10 chỉ số thành phần, Vĩnh Phúc có 5/10 chỉ số giảm điểm và giảm thứ hạng, chỉ có 3/10 chỉ số tăng điểm và tăng thứ hạng.

Đáng nói, 9/10 chỉ số không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, trong đó chỉ số Tiếp cận đất đai có thứ hạng thấp và chưa được cải thiện trong nhiều năm liền (xếp thứ 61/63), chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp xếp thứ 59/63, chỉ số Cạnh tranh bình đẳng và chỉ số Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự xếp thứ 42/63, chỉ số Chi phí không chính thức xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố.

Trong các chỉ số trên, có một số chỉ số có trọng số lớn, như Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (chiếm 20%), Chi phí không chính thức (chiếm 10%) song lại có vị trí xếp hạng thấp, khiến điểm số và thứ hạng PCI của tỉnh đạt kết quả thấp trong năm 2020.

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Ngoài ra, các chỉ số khác mặc dù đã có sự cải thiện về điểm số hoặc thứ hạng nhưng vẫn không đạt mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra.

NỖ LỰC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Trước tình trạng sụt giảm của chỉ số PCI năm 2020, cũng như nhận thức rõ đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có một số quốc gia, vùng lãnh thổ là đối tác lớn về thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển thương mại của tỉnh, vì vậy Vĩnh Phúc đã chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Theo đó, Vĩnh Phúc đã tập trung triển khai Nghị quyết 02 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021; Chỉ thị số 11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh đảm bảo an sinh xã hội, ứng phó với dịch Covid-19.

“Trong bối cảnh Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng, nhiều doanh nghiệp buộc phải giảm công suất hoặc tạm ngừng hoạt động, Vĩnh Phúc đã tập trung mạnh vào các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh gây ra. Cùng với đó, là việc đẩy mạnh triển khai chính quyền điện tử, một cửa nhằm hạn chế tiếp xúc trực tiếp, đẩy nhanh thời gian giải quyết thủ tục và giảm thiểu phát sinh chi phí phát sinh. Đây cũng là 2 chỉ số chiếm tỷ trọng lớn trong tính PCI của Vĩnh Phúc”, ông Vũ Việt Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết.

Cụ thể, việc thành lập các Tổ hỗ trợ doanh nghiệp của từng cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp đã được được các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện một cách nhanh chóng và đồng bộ nhằm huy động lực lượng tập trung cao độ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp phòng, chống dịch bệnh Covid – 19. Nhờ đó, hơn 8.800 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thường xuyên được cập nhật nội dung hướng dẫn về phòng, chống dịch Covid-19.

 

Từ tháng 2/2021, Vĩnh Phúc đã thực hiện 8 cuộc khảo sát lớn, trong đó có 5 cuộc khảo sát online đánh giá về những khó khăn của doanh nghiệp trong lưu thông hàng hóa, chuyên gia nước ngoài và ngoại tỉnh, và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn Covid-19 bùng phát.

Vĩnh Phúc cũng là tỉnh đầu tiên thành lập và phát huy có hiệu quả vai trò của Tổ giúp việc của Chủ tịch UBND tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (mô hình Investor care). Trong đó, Tổ giúp việc đã ghi nhận được 97 nhóm ý kiến, kiến nghị nổi bật do các doanh nghiệp phản ánh gửi đến bộ phận thường trực của Tổ giúp việc để được hỗ trợ.

Cơ bản các ý kiến phản ánh, kiến nghị của các doanh nghiệp đã được Tổ giúp việc giải thích, hướng dẫn và tham mưu giải quyết kịp thời; các doanh nghiệp đã thực sự hài lòng và đánh giá cao sự quan tâm, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của lãnh đạo UBND tỉnh và của Tổ giúp việc.

Đặc biệt, việc triển khai đường dây nóng, thực hiện chương trình Cà phê doanh nhân đã hỗ trợ cho hơn 1.794 lượt doanh nghiệp tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng; xuất nhập khẩu; giao thông vận tải; đứt gãy chuỗi cung ứng… Trong bối cảnh giãn cách xã hội, Vĩnh Phúc đã hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện chuyển đổi số và kết nối đầu tư, thương mại trực tuyến…

“Đứng trước tác động của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã rơi vào nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng. Để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, tỉnh đã tổ chức các Hội nghị kết nối, tìm kiếm nhà cung cấp cho doanh nghiệp có nhu cầu như Công ty TNHH Compal Việt Nam, Samsung Việt Nam, Công ty TNHH Waste Energy Solution (Hàn Quốc)… Qua đó, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, giảm thiểu nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng”, ông Vũ Việt Văn cho biết.



Dự án xem nhiều:

Có thể bạn sẽ quan tâm: