[ad_1]

“Những lời khen chứa một phần xấu xí” là câu chuyện chân thực, khiến nhiều người không khỏi băn khoăn suy ngẫm, cảnh giác với những lời khen có cánh…

Câu chuyện “Những lời khen chứa một phần xấu xí”

Năm 1859, một phụ nữ bỗng ngã lăn ra chết sau đêm khiêu vũ hai ngày. Trong đêm đó, bà ta được ca tụng là người có tấm lưng ong đẹp nhất. Thủ phạm là chiếc corset thắt quá chặt. Một tư liệu phương Tây đã dẫn nguồn tin đáng tin cậy.

Đọc xong, chắc chả ai lạ gì chuyện ấy, khi cô nàng Scarlet trong cuốn “Cuốn theo chiều gió” đã phải nghiến răng kìm tiếng rên đau đớn để cho bà vú mạnh tay siết chặt eo chiếc váy, khi nàng chuẩn bị đi dự dạ hội khiêu vũ ở trang trại Mười hai cây sồi. Khổ chưa, cái giá phải trả thật là khốn khổ để được cánh đàn ông khen đẹp!

Khi người Trung Quốc khiến phụ nữ có gót sen nhỏ nhắn cũng là khi người phụ nữ xứ này phải chịu đựng cực hình trong tục bó chân táo bạo. Khiến mỗi đôi chân là một sự tàn phế man dại.

Khi người Nhật khen người phụ nữ xinh đẹp trong chiếc áo Kimono, cũng là khi người phụ nữ xứ Phù Tang phải chịu làm hình nộm cứng đờ, đau nhức.

Nhung-loi-khen-chua-mot-phan-xau-xi-cau-chuyen-y-nghia-sau-sac-1

Khi người đàn ông khen chiếc áo dài Việt cũng là khi họ có thể hả hê thưởng thức 2 miếng “pho mát” bên eo bạn. Là khi họ đắc thắng ngâm thơ: “Áo em trắng quá nhìn thâu da”, hay “Trời Sài Gòn anh đi mà chợt thấy…Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”.

Khi giới đàn ông khen ngợi người phụ nữ “tòng phu” thì họ cũng đang vì mình. Họ đang muốn giữ giọt máu, nguồn gen của mình trong cái xã hội cha truyền con nối này.

Khi người đàn ông khen người phụ nữ “tiết hạnh”, chồng chết mà vẫn “tòng tử” theo con thì cũng là khi họ muốn giữ mảnh ruộng của dòng tộc không chạy về tay kẻ khác, mặc cho người phụ nữ úa tàn theo năm tháng.

Khi họ muốn người phụ nữ phải hội tụ đủ công dung ngôn hạnh, cũng rất có thể là họ đang bày tỏ lòng tham không đáy của mình. Họ muốn có cả bốn phương trong tay mình, muốn có cả bốn mùa trong một ngày, muốn có cả bốn cung bậc chỉ trong một nốt nhạc. Còn mặc cho người phụ nữ phải loay hoay xoay sở hàng thiên niên kỷ trong một cổ bốn tròng.

Quảng cáo

Thế đâsy các bạn gái ạ, trong những lời khen đôi khi có chứa vài sự thật đắng cay.

Cũng như khi người đàn ông khen người phụ nữ “thắt đáy lưng ong” là khi họ mong muốn người phụ nữ vừa khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con. Đúng thế! Chắc chắn chỉ có những người làm nhiều ăn ít, thức khuya dậy sớm thì mới “thắt đáy lưng ong” ở trong cái xã hội không có thể dục thẩm mỹ, tập gym,…

Nhung-loi-khen-chua-mot-phan-xau-xi-cau-chuyen-y-nghia-sau-sac-2

Nên bạn phải coi chừng những lời khen. Đôi khi họ khen mình là nữ tính là để dễ bề thôn tính cả không gian và âm thanh, để bạn thu mình lại và ăn nói nhỏ nhẹ trước họ. Khi họ khen bạn dịu dàng là để bạn không bộc lộ trí thông minh hơn họ, càng không cãi vả lại để họ dễ dàng áp đặt. Họ khen bạn là phái đẹp để bạn đừng làm hơn những gì một bông hoa có thể làm. Họ khen bạn là hoa để họ làm ong bướm, đậu rồi lại bay. Họ khen bạn là hoa để bạn làm vai trò trang trí. Và đôi khi, cao hứng lên họ còn trịnh thượng phán xét bạn là “hữu sắc vô hương”, nếu bạn lỡ không hơn một vật trang trí.

Có những người chồng, luôn khen vợ họ là “bà nội tướng giỏi” để họ có thể yên tâm một mình tung hoành nơi biên ngoại với tri thức, sự nghiệp, khoa bảng, quan trường, nhà trò con hát,…

Thế đấy! Đừng sung sướng với những lời khen để biến bản thân thành một người khác. Mỗi một người phụ nữ đã là một kho tàng của chính mình, chỉ cần một nốt nhạc cũng đủ làm cho giai điệu cuộc sống thêm phần rực rỡ. Hãy nhớ, những lời khen luôn chứa đựng một phần xấu xí.

Hỡi một nửa nhân loại, hãy cảnh giác với những lời khen.

(Đoàn Công Lê Huy – Tác giả)

Xem thêm: Hãy biết cho đi – Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc

[ad_2]