[ad_1]

Nhịp đập Thị trường 11/02: TPB tăng mạnh nhất rổ VN30

Tâm lý giằng co xuất hiện ở nhà đầu tư khiến cho các chỉ số của thị trường hầu như đi ngang trong phiên cuối tuần và kết phiên với sắc đỏ nhẹ. VN-Index giảm 0.34%, còn mức 1,501.71 điểm. HNX-Index giảm 0.32%, còn 426.89 điểm. UPCoM-Index giảm 0.19% còn mức 112.43 điểm.

Trong suốt phiên giao dịch, sắc đỏ hiện diện ở VN-Index trong phần lớn thời gian. Tuy có giai đoạn chỉ số vượt mức tham chiếu vào gần cuối phiên sáng nhưng lực bán xuất hiện mạnh ngay sau đó đã khiến cho chỉ số sụt giảm trở lại và đóng cửa âm hơn 5 điểm.

VIC là cổ phiếu có tác động tiêu cực nhất đến thị trường trong phiên 11/02/2022. Ngoài ra, VCB, VRE, BID, GAS, DIG, VHM… là những Large Cap còn lại trong top ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index. Ở chiều tích cực, TPB, SAB, GVR, LPB, STB, EIB… lần lượt ra sức kéo tăng thị trường nhưng không thành công.

Nhịp đập Thị trường 11/02: TPB tăng mạnh nhất rổ VN30

Nguồn: https://finance.vietstock.vn/

Khối lượng giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận của sàn HOSE đạt hơn 636 triệu cổ phiếu với giá trị giao dịch vượt 21,600 tỷ đồng. Sàn HNX đạt hơn 76 triệu cổ phiếu với giá trị giao dịch hơn 2,200 tỷ đồng.

Khối ngoại bán ròng trên sàn HOSE và HNX lần lượt hơn 530 tỷ đồng và 15 tỷ đồng. VIC, KBC và VND là những cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh ở sàn HOSE. Đối với sàn HNX, TNG và PVS là những mã dẫn đầu nhóm bán ròng.

Rổ VN30 kết phiên với 16 mã giảm, 12 mã tăng và 2 mã đứng giá. VRE là mã giảm mạnh nhất nhóm khi lùi gần 4%, VIC đứng ở vị trí thứ 2 với sắc đỏ hơn 2% và là mã có tác động tiêu cực nhất đến thị trường chung. Những mã có đà giảm 1% là PLX, VCB, POW, BID, HDB. Ở chiều ngược lại, TPB là mã tăng mạnh nhất khi tiến gần 4%, SAB, STB, PNJ, và GVR cùng vượt 1%.

Chỉ số ngành khai khoáng tăng gần 2% nhờ vào sự đóng góp lớn của các mã PVS, PVD, KSB, MVB. Chỉ số ngành sản xuất nhựa – hóa chất, chứng khoán cùng vượt hơn 1%, đứng lần lượt ở những vị trí tiếp theo.

Ở ngành chăm sóc sức khỏe, bên bán hiện chiếm ưu thế lớn với sắc xanh sàn xuất hiện ở mã IMP, giá cổ phiếu DHG cũng giảm hơn 2%, JVC lùi trên 1%. Đây là những nguyên nhân khiến chỉ số ngành này có mức tăng trưởng âm hơn 1.6%.

Nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp tạo điểm nhấn với sắc tím xuất hiện ở HPI và TIP. Bên cạnh đó, ITA bật mạnh hơn 4%, LHG, IDC và SZC cùng vượt trên 2%, D2D, KBC, SZL và NTC cùng tiến hơn 1%.

13h45: VN-Index có lúc mất mốc 1,500

VN-Index biến động mạnh trong sắc đỏ khi chỉ số test vùng kháng cự 1,500-1,510 điểm (đỉnh cũ tháng 11/2021). Đầu phiên chiều, chỉ số lao dốc khi có lúc rơi khỏi mức 1,500 điểm.

Ảnh hưởng nhiều nhất đến thị trường vẫn là cái tên quen thuộc VIC, cổ phiếu này đang lấy đi hơn 2 điểm của VN-Index. Theo sau, VHM, VRE và VJC lần lượt làm mất gần 0.5 điểm. Ở bên kia chiến tuyến, TPB, HPG và SAB đang ra sức thu hẹp đà giảm của thị trường với việc cùng góp hơn 1 điểm.

VN30-Index đang có phiên điều chỉnh thứ 2 liên tiếp sau khi test vùng 1,560-1,580 điểm (đỉnh lịch sử tháng 11/2021), qua đó chứng tỏ lực bán vẫn đang hiện diện khá mạnh quanh kháng cự trên.

Điều này càng được thể hiện khi trong rổ VN30 hiện chỉ có 7 mã còn giữ được sắc xanh. Trong đó, TPB có mức tăng mạnh nhất là hơn 3%, SAB, HPG và GVR theo sau với việc lần lượt tăng hơn 1%. Đáng chú ý, các cổ phiều còn lại là ACB, MBB va CTG chỉ có mức tăng quanh 0.5%. Ở chiều ngược lại, VIC, VJC, VRE và POW dẫn đầu đà giảm khi đồng thời bốc hơi hơn 2% và vô số các mã đang giảm giá khác.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng VIC với phiên bán ròng thứ 11 liên tiếp khiến cổ phiếu lớn này giảm sâu. Hiện VIC đang biến động dưới mức 82,000.

Phiên sáng: VIC tiếp tục “ghì chặt” chỉ số

Kết phiên sáng, VN-Index giảm 3.12 điểm, xuống còn 1,503.67 điểm; HNX-Index tăng 0.07 điểm, đạt 428.31 điểm. Độ rộng toàn thị trường kết phiên sáng nghiêng về bên bán với 452 mã giảm và 442 mã tăng. Trong rổ VN30, sắc đỏ đang áp đảo với 19 mã giảm, 9 mã tăng và 2 mã tham chiếu.

Khối lượng giao dịch của VN-Index ghi nhận trong phiên sáng đạt 367.4 triệu đơn vị, với giá trị là 13.1 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt 49.2 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt 1.3 ngàn tỷ đồng.

Tạm dừng phiên sáng, các mã TPB, CTG và GVR là những mã có tác động tích cực nhất lên VN-Index song mức đóng góp chỉ hơn 1 điểm. Trong khi đó, lực bán tiếp tục đè nặng cổ phiếu VIC và gây áp lực lớn đến diễn biến của chỉ số. Riêng sắc đỏ của VIC đã lấy đi của VN-Index 2 điểm.

Với HNX-Index, sắc đỏ của các mã CEO, L14 và KSF đang là tác nhân chính kéo lùi chỉ số. Ngược lại, IDC đang là mã ảnh hưởng tích cực nhất khi đóng góp 0.4 điểm tăng.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn duy trì diễn biến khả quan với 12 mã tăng và 6 mã giảm. Trong đó sắc xanh tập trung chủ yếu ở các cổ phiếu vốn hóa tầm trung như LPB tăng 3.2%, TPB tăng 2.9%, EIB tăng 1.4%, OCB tăng 0.9%, VAB tăng 0.7%, NVB tăng 0.6%… Ở chiều ngược lại, sắc đỏ nhẹ xuất hiện ở các mã BID, HDB, VCB…

Ngoài ra, nhóm cổ phiếu phân bón cũng giao dịch khá tích cực trong sáng nay. LAS vẫn giữ đà tăng mạnh với 7.6% sau thông tin Vinachem chào bán lại cổ phiếu LAS với giá 27,100 đồng/cp, DPM tăng 3.1%, DCM tăng 2.9%, BFC tăng 1.5%.

Dù số lượng tài khoản mở mới trong tháng 1/2022 (đạt 195,000 tài khoản) có sự giảm mạnh so với tháng liền trước, song so với cùng kỳ thì con số này vẫn ở mức cao. Kết phiên sáng, nhóm chứng khoán có 20 mã tăng và chỉ 2 mã giảm. Trong đó dẫn đầu là các mã APG và TVS tăng hơn 5%, APS tăng 4.5%, VIX tăng 3.8%, IVS tăng 1.4%, HCM, VND, TVB, SSI… tăng nhẹ dưới 1%.

Nhịp đập Thị trường 11/02: TPB tăng mạnh nhất rổ VN30

Diễn biến các nhóm ngành cuối phiên sáng 11/02. Nguồn: VietstockFinance

Khai khoáng đang là ngành tăng mạnh nhất thị trường với mức tăng 2.39%. Ngược lại, chăm sóc sức khỏe là ngành giảm mạnh nhất với mức giảm 1.55%.

Khối ngoại bán ròng 404 tỷ đồng trên sàn HOSE, trong đó VIC và KBC là hai mã bị bán ròng nhiều nhất. Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 1.65 tỷ đồng, trong đó PVS là mã bị bán òng nhiều nhất.

10h30: Giằng co

Nhóm cổ phiếu Large Cap giảm điểm khiến VN-Index liên tục giao dịch trong sắc đỏ. Bên cạnh đó, HNX-Index vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giằng co.

Bên bán tiếp tục chiếm ưu thế lớn trong rổ VN30 với 21 mã giảm, 7 mã tăng và 2 mã đứng giá. VIC đang là cổ phiếu giảm mạnh nhất rổ VN30, khi giảm hơn 2%. Theo sau đó là các mã VRE, HDB, HPG và MWG. Ở chiều ngược lại GVR, MBB, CTG và MSN là những cổ phiếu tăng mạnh nhất rổ.

Nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục có phiên giao dịch tích cực. Cổ phiếu PVC leo dốc gần 4%, OIL, PVB, BSR giao dịch khởi sắc và có cho mình mức tăng gần 3%. Hai ông lớn PVS và PVD cũng tiến tốt hơn 2%.

Cổ phiếu VIC vẫn đang là tác nhân chính kìm hãm VN-Index khi giảm hơn 2%. Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu bất động sản khác cũng đang giao dịch trong sắc đỏ. PDR giảm hơn 1%. NVL, DIG, VRE và KDH cùng giảm nhẹ xuống dưới mức tham chiếu.

Ngành vật liệu xây dựng cũng đang giao dịch khá ảm đạm. Nhóm cổ phiếu thép như POM giảm hơn 2%, HPG sụt hơn 1%, NKG lùi xuống dưới mức tham chiếu. Sắc đỏ còn lan ra các cổ phiếu khác như HT1, BCC, VCS…

Mở cưaer: VN-Index điều chỉnh nhẹ, cổ dầu khí vẫn tăng

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh sau báo cáo lạm phát tháng 01/2022 tăng 7.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường Việt Nam đang ở quanh vùng kháng cự quan trọng 1,500-1,510 điểm nên tâm lý nhà đầu tư trong thời gian qua đang tương đối giằng co. VN-Index hiện đang giảm nhẹ chưa tới 1 điểm (9h30), số mã giảm giá nhiều hơn hẳn so với số mã tăng giá.

VN30-Index giảm gần 5 điểm, trong nhóm có 17 mã đang giao dịch trong sắc đỏ và khoảng 11 mã hiện diện sắc xanh. Tuy vậy, mức giảm của các cổ phiếu trong rổ VN30 ở mức không lớn. Cổ phiếu giảm mạnh nhất VN30 là VIC, chỉ đang giao dịch dưới mức tham chiếu 1%. Các cổ phiếu theo sau như SAB, PDR và PNJ giảm nhẹ chưa tới 1%. Ở chiều tích cực hơn, CTG, MBB và STB đang tăng nhẹ, mức tăng trung bình khoảng 1%.

Cổ phiếu VIC vẫn tiếp tục là cái tên kéo giảm VN-Index nhiều nhất, cổ phiếu này đang làm chỉ số thị trường giảm đi gần 1 điểm. Cùng với GVR, HPG và VHM là những mã có tác động tiêu cực nhất. Trong khi đó, MSN, CTG và DIG đang là những mã có ảnh hưởng tốt nhất lên VN-Index.

Với nhiều dự đoán giá dầu thô thế giới có thể mốc 120 USD/thùng, nhiều cổ phiếu khai khoáng tiếp tục giữ vững xu hướng tăng. Cổ phiếu dầu khí như PVS, PVD, OIL hay BSR hiện đang giao dịch với mức tăng xung quanh mức 2%. Nhờ vậy, nhóm khai khoáng đang là nhóm tăng tốt nhất thị trường.

Lý Hỏa

[ad_2]