[ad_1]

Mặc dù quy định số dư tối thiểu trong tài khoản ETC đã bị bãi bỏ, nhưng các chủ phương tiện vẫn phải chịu nhiều loại phí khác khi muốn dán thẻ và lưu thông trên cao tốc.

Chủ phương tiện phải trả nhiều loại phí dán thẻ ETC để lưu thông trên cao tốc Chủ phương tiện phải trả nhiều loại phí dán thẻ ETC để lưu thông trên cao tốc

Sau một tuần chính thức áp dụng thu phí không dừng (ETC), theo ghi nhận từ phía các cơ quan chức năng cũng như các đơn vị vận hành cao tốc, hiện vẫn còn xảy ra một số lỗi từ chủ phương tiện và phía đơn vị cung cấp dịch vụ ETC dẫn đến gây khó khăn trong công tác vận hành, khai thác hệ thống.

Ngoài ra, có một số vấn đề liên quan đến các loại phí khiến không ít người bức xúc.

Đầu tiên phải kể đến quy định, các chủ phương tiện phải duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản. Theo đó, chủ xe phải duy trì tối thiểu 50% phí của chặng cao tốc dài nhất. Theo đó, số dư trong thẻ phải luôn duy trì ở mức từ 35.000 đồng đối với tuyến Cầu Giẽ – Ninh Bình, 40.000 đồng ở tuyến TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, 100.000 đồng với tuyến Đà Nẵng – Quảng Ngãi và 150.000 đồng với tuyến Nội Bài – Lào Cai.

Trước quy định bất hợp lý này, hàng loạt chủ phương tiện đã “đăng đàn” phản đối lên các trang mạng xã hội. Sau vài ngày, Tổng công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC đã hủy bỏ quy định bắt buộc tài xế phải duy trì số dư tài khoản bằng 50% mức phí của chặng dài nhất.

Thay vì bắt buộc, VEC chuyển sang khuyến cáo tài xế nên duy trì số dư tài khoản ETC ở mức cao để lưu thông thuận tiện. Cụ thể, với tuyến Nội Bài – Lào Cai là 150.000 đồng, tuyến Đà Nẵng – Quảng Ngãi là 100.000 đồng, tuyến TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây là 40.000 đồng và Cầu Giẽ – Ninh Bình là 35.000 đồng.

Mặc dù quy định số dư tối thiểu trong tài khoản ETC đã bị bãi bỏ, nhưng các chủ phương tiện vẫn phải chịu nhiều loại phí khác khi muốn dán thẻ lưu thông trên cao tốc.

Hiện, nhiều tài xế vẫn phàn về việc họ bị trừ phí nạp tiền vào tài khoản ETC.  Ví dụ, chuyển khoản vào ứng dụng của VETC bằng hình thức Mobile Banking hoặc thẻ ATM nội địa qua cổng thanh toán VnPay, người dùng phải trả thêm 1% giá trị giao dịch; nạp tiền bằng thẻ tín dụng, người dùng phải trả thêm 1,77% giá trị giao dịch.

Đa số ngân hàng đều thu phí khi người dân chuyển tiền vào các app thu phí không dừng, chỉ một số ngân hàng như BIDV miễn phí.

Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hiện trên ứng dụng của dịch vụ ETC, người dùng nạp tiền vào tài khoản giao thông bắt buộc phải thông qua trung gian thanh toán của VnPay hoặc VNPT và mất phí chuyển tiền.

Về việc đề nghị các ngân hàng miễn phí nạp tiền vào tài khoản giao thông, đại diện Công ty cổ phần Giao thông số VDTC, cho rằng việc này nằm ngoài khả năng của nhà cung cấp dịch vụ ETC. Các nhà cung cấp dịch vụ đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải làm việc với Ngân hàng Nhà nước để thông qua chủ trương miễn phí nạp tiền vào tài khoản ETC, tuy nhiên hiện chưa có kết quả.

Cùng với khoản phí bị trừ khi nạp tiền vào tài khoản thu phí không dừng, từ ngày 6/8, các chủ phương tiện khi dán thẻ thu phí không dừng sẽ bị tính phí 120.000đ/lượt.

Công ty TNHH Thu phí tự động VETC vừa thông báo về việc thu phí dán thẻ thu phí tự động không dừng (ETC). Theo đó, từ ngày 6/8 trở đi, khách hàng sẽ phải trả 120.000 đồng/xe khi dán thẻ ETC của VETC, áp dụng với tất cả phương tiện dán mới hoặc thay thẻ (dán lại). Việc thu phí sẽ được trừ qua tài khoản giao thông của khách hàng (không thu tiền mặt).

Trước đó, đơn vị cung cấp dịch vụ dán thẻ ETC khác là Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) đã tính phí dán thẻ. Cụ thể, từ ngày 25-7, khách hàng có nhu cầu dán thẻ của VDTC sẽ phải trả 120.000 đồng/lần, áp dụng với cả phương tiện dán và kích hoạt mới (lần đầu) cũng như dán lại.

Như vậy, từ ngày 6/8, chủ xe dán thẻ ETC của bất kỳ đơn vị cung cấp nào cũng đều phải trả phí, không còn được miễn phí lần đầu như trước đó.

Nguồn: https://vneconomy.vn/nhieu-loai-phi-bua-vay-chu-tai-khoan-etc.htm

[ad_2]