[ad_1]

Ngày 23/5, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký với Chính phủ Việt Nam Hiệp định vốn vay ODA (Loan Agreement: L/A) trị giá 18,871 tỷ JPY cho Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vê tinh quan sát trái đất giai đoạn II”…

Ảnh minh họa: phongchongthientai.mard.gov.vn Ảnh minh họa: phongchongthientai.mard.gov.vn

Dự án sẽ cung cấp trang thiết bị cần thiết cho hoạt động phát triển và sử dụng vệ tinh quan sát trái đất tại Hòa Lạc, Hà Nội, đẩy mạnh việc sử dụng dữ liệu thu được từ vệ tinh, đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ vận hành và bảo trì các thiết bị.

Thông qua những hỗ trợ này, dự án sẽ góp phần giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Việt Nam với việc tăng cường các biện pháp đối phó với thiên tai và lập các kế hoạch khác nhau trên cơ sở dự báo mức độ gia tăng của các thảm họa thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra.

Dự án cũng góp phần thực hiện Mục tiêu số 13 (Hành động cấp thiết để chống lại biến đổi khí hậu và tác động của nó) trong Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Trước đó, khoản vay ODA cho giai đoạn I trị giá 7,227 tỷ JPY đã được phê duyệt vào tháng 11/2011, và Hiệp định Vốn vay lần này là cho khoản vay ODA giai đoạn II.

Dự án sẽ áp dụng công nghệ vệ tinh radar khẩu độ tổng hợp của Nhật Bản có giá thành thấp, hiệu suất cao, kích thước nhỏ gọn, chi phí thấp và có thể giao ảnh vệ tinh trong thời gian ngắn.

Công nghệ này sẽ góp phần vào việc phát triển hệ thống vận hành và vệ tinh được trang bị trong dự án cùng với hoạt động phóng vệ tinh quan sát trái đất.

Ngoài ra, điều khoản đặc biệt dành cho Đối tác kinh tế (STEP) được áp dụng cho khoản vay ODA cho dự án này. Điều này có nghĩa là dự án cần tận dụng một cách đáng kể công nghệ và bí quyết kỹ thuật của Nhật Bản dựa trên yêu cầu của của các nước đang phát triển về việc sử dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.

Trong đó, điều kiện cơ bản của khoản vay STEP là nhà thầu chính sẽ là công ty Nhật Bản, hoặc chi nhánh của công ty Nhật Bản tại nước ngoài, hoặc liên doanh giữa công ty Nhật Bản và công ty Việt Nam (Công ty Nhật Bản đứng đầu liên doanh).

Công ty Việt Nam có thể tham gia với tư cách là thành viên của liên doanh Nhật Bản – Việt Nam hoặc là nhà thầu phụ.

Trong một số điều kiện nhất định, liên doanh giữa công ty Nhật Bản và công ty có vốn chủ sở hữu Nhật Bản (công ty Nhật Bản đứng đầu liên doanh) có thể là nhà thầu chính.

Nguồn: https://vneconomy.vn/nhat-ban-cung-cap-khoan-vay-oda-18-87-ty-jpy-cho-viet-nam-phong-chong-thien-tai.htm

[ad_2]