[ad_1]

Mặc dù đã có hàng trăm nghìn căn nhà ở xã hội (NƠXH) ra đời và Bình Dương đang tiếp tục triển khai nhiều dự án nhưng người lao động thuộc diện thu nhập thấp lại khó tiếp cận.

Nhà ở xã hội: Người lao động khó tiếp cận

Người dân Khu nhà ở xã hội Ðịnh Hòa (Bình Dương)

Mỗi lần anh Nguyễn Văn Bình (làm công nhân ở Bình Dương) nghe tin có dự án nhà ở xã hội là tìm tới đăng ký. Thế nhưng, đến nay anh vẫn chưa tìm được “chỗ an cư”. “Tôi làm công nhân lương tháng 6 triệu đồng. Mặc dù tiếp cận thông tin và đăng ký sớm nhưng vẫn không thể mua được căn nhà”- anh Bình chua chát.

Cũng đủ điều kiện mua nhà, nhưng sau nhiều lần đăng ký, chị Trần Thị Tuyết (quê Phú Thọ, tạm trú ở Bình Dương) vẫn không lọt được vào danh sách những người mua nhà theo loại hình này. “Tôi đã nhờ người quen giới thiệu để mua lại một căn với giá 150 triệu đồng, trong khi mức bán nhà đầu tư 120 triệu đồng nhưng vẫn không có cơ hội”- chị nói thêm.

Tính đến nay, Bình Dương đã đầu tư xây dựng khoảng 1,3 triệu m2 sàn nhà ở, gồm: NƠXH do các doanh nghiệp đã và đang triển khai đầu tư xây dựng 250.000m2; nhà ở an sinh xã hội, nhà ở công nhân do Becamex IDC đầu tư 1.055.850m2. Toàn tỉnh có 22 dự án nhà ở thương mại có dành quỹ đất ở 20% để xây dựng NƠXH với tổng diện tích đất ở là 64,53ha.

Thống kê 11 dự án NƠXH tại Bình Dương có nguồn vốn ngoài ngân sách, giá bán nhà ở thấp nhất 5,6 triệu đồng/m2 và cao nhất là 14,89 triệu đồng/m2. Đến nay, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Dương đã ký hợp đồng tín dụng và giải ngân cho 101 khách hàng với tổng số tiền 42 tỷ đồng; Quỹ phát triển nhà ở tỉnh giải ngân cho 1 dự án NOXH với mức vay 73 tỷ đồng.

Mặc dù dự án NƠXH rầm rộ khai trương, mở bán nhưng theo ông Trần Mạnh Tuấn, một nhà đầu tư bất động sản ở Bình Dương, người thu nhập thấp như công nhân vẫn không dễ tiếp cận loại hình nhà ở xã hội này. Theo ông Tuấn, có khoảng một nửa cư dân đang ở nhà ở xã hội là đang thuê từ người khác.

“Bình Dương có hơn một triệu lao động. Lực lượng lao động này có nhu cầu rất lớn về nhà ở, đặc biệt dịch bệnh COVID-19 vừa qua càng cho thấy điều này. Ðể không ai bị bỏ lại phía sau, tất yếu phải đẩy mạnh xây dựng nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp. Làm sao xây nhà phải đẹp, thoáng mát nhưng giá phải rẻ. Ðặc biệt, quy hoạch nhà ở xã hội cần phải đảm bảo đủ các yếu tố giáo dục, y tế, văn hóa, giải trí”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ động thổ dự án nhà ở xã hội Becamex Ðịnh Hòa hôm 19/3

Cần cơ chế

Ngoài việc khó tiếp cận mua nhà ở xã hội, người thu nhập thấp không đủ khả năng để mua dù mỗi căn nhà chỉ từ 100 đến 200 triệu đồng với diện tích 30m2 sàn. Theo ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, việc phát triển NƠXH ở địa phương vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, chưa huy động được nhiều thành phần kinh tế và nguồn lực xã hội để đầu tư xây dựng NƠXH.

Do đó, Bình Dương kiến nghị Chính phủ xem xét tiếp tục bổ sung nguồn vốn cho các đối tượng được vay vốn ưu đãi đầu tư xây dựng NƠXH, mua NƠXH; đồng thời xem xét nâng thời gian cho vay từ 20 năm trở lên, chính sách vay thông thoáng về thủ tục, lãi suất, thời gian vay giúp các đối tượng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay để mua, thuê NƠXH.

Bình Dương đã ban hành nhiều chính sách, thu hút nguồn vốn xã hội hóa đầu tư nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp. Trong số khoảng 1 triệu lao động ngoài tỉnh đến Bình Dương, có khoảng 480.000 người đã có nhà ở ổn định (mua nhà riêng, mua nhà ở xã hội, ở cùng gia đình hoặc người thân di cư).

Ngoài ra, có khoảng 200 doanh nghiệp tự xây dựng nhà ở cho người lao động, đáp ứng khoảng gần 50.000 người. Số còn lại khoảng 470.000 người lao động đang phải thuê nhà để ở.

Mới đây, Tổng Cty Becamex IDC động thổ xây dựng 20.000 căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn tiếp theo tại thành phố Thuận An, thành phố Dĩ An, thành phố mới Bình Dương, thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng.

Nguồn: https://cafeland.vn/tin-tuc/nha-o-xa-hoi-nguoi-lao-dong-kho-tiep-can-107711.html

[ad_2]