[ad_1]

Không ai thích ‘nghèo’, vì ‘nghèo’ đồng nghĩa với mất đi tự do. Nhưng so với cái ‘nghèo đói’ mà nhiều người hiểu, thì cái chúng ta nên cảnh giác hơn chính là ‘nghèo trong tâm hồn’. Suy cho cùng, nghèo vật chất có thể thông qua nỗ lực mà cải thiện, nhưng ‘nghèo về tâm hồn’ thì cần nỗ lực hơn rất nhiều mới có thể phất lên được.

Nhà nghèo chỉ nghèo một lúc, tâm nghèo thì nghèo cả đờiLàm người cần luôn giữ cho mình một tâm hồn đẹp. (Ảnh: FBNgocAnh)

Người nghèo trong tâm, họ không thua kém người khác về mặt vật chất, nhưng lại thua kém về “tầm nhìn và thói quen”. Những người này thường có những biểu hiện như sau:

Coi thường người khác

Luôn có một số người thích coi thường người khác. Điển hình khi họ yêu cầu ai một điều gì đó mà không được đáp ứng, liền lập tức nói những lời chua ngoa để đả kích đối phương.

Thực ra, con người ai cũng vậy, khi gặp phải thứ mình muốn mà không được, thường sinh ra cảm giác thấy nóng mắt và đố kỵ. 

Tuy nhiên, sự đố kỵ thái quá sẽ kéo bản thân người đó ngày càng sa vào vũng lầy, đồng thời còn khiến những người xung quanh tổn thương, mà bản thân người đó phúc khí cũng bị hao tổn.

Do đó, thay vì la hét hay áp đặt người khác làm theo ý mình, không bằng hãy chuyên tâm vào mục tiêu của bản thân, làm gì cũng phải đến nơi đến chốn, khiến cho cuộc sống bản thân ngày càng tốt đẹp hơn.

Lừa lọc dối trá

Những người có cuộc sống khốn khổ, đương nhiên chúng ta nên yêu thương và giúp đỡ họ. Tuy nhiên, người ‘nghèo trong tâm’ sở dĩ đáng thương thường không phải vì họ nghèo, mà vì họ đã mất đi nghị lực tiến thủ, nhu nhược và ỷ lại vào người khác bằng những hành động lừa lọc dối trá, ngang ngược.

Cổ nhân có câu: “Nghèo hãy kiên trì, chớ oán trời xanh”. Kì thực, trong cuộc sống có gặp chút khó khăn cũng không gì đáng xấu hổ, nhưng nếu ‘nghèo’ đến mức đánh mất lòng tự trọng và tự tôn của mình. Luôn cảm thấy cả thế giới đều có lỗi với bản thân và thiếu nợ mình, thì đó mới thật sự là cái khiến người ta coi thường.

Bi quan

Những ‘người nghèo trong tâm’ thường hay phàn nàn và dễ dàng bỏ cuộc. Họ quen đổ lỗi cho những thất bại của mình là do môi trường hoặc người khác, mà không biết rằng, cuộc sống của mình bị kéo xuống là chính bởi tâm thái này.

Vận mệnh của một người thực chất có mối quan hệ cực kỳ mật thiết với tâm thái của họ. Trong tâm lý học, đây được gọi là “hiệu ứng mỏ neo”, có nghĩa là những quan niệm mà người ta gieo trồng trong lòng, giống như chiếc mỏ neo chìm xuống đáy biển, ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của chúng ta sau này.

Những người nghèo trong tâm, sớm đã lấy tâm thái bi quan làm nền cho cuộc sống. Một khi gặp chuyện, họ không phải thở dài thì là trách móc than nghèo. 

Nhưng họ không biết rằng, trong tâm người ta nghĩ gì, thì miệng sẽ nói ra như thế. Miệng họ nói gì, thì thế giới sẽ cho họ cái như thế.

Càng bi quan, vận may càng ít. Càng than phiền, chuyện bất lợi và xui xẻo sẽ càng nhiều. Cuối cùng cuộc sống sẽ rơi vào một vòng lặp luẩn quẩn.

Người xưa từng nói “Nhà nghèo chỉ nghèo một lúc, tâm nghèo thì nghèo cả đời”. Nếu như chúng ta muốn có cuộc sống giàu có, trước hết phải tu một cái tâm giàu, thì cuộc sống mới có thể trôi qua một cách sung túc vui vẻ được.

Chúc Di (Theo Secret China)

Nguồn: https://tinhhoa.net/nha-ngheo-chi-ngheo-mot-luc-tam-ngheo-thi-ngheo-ca-doi.html

[ad_2]