[ad_1]

Nhà đầu tư nên làm gì khi chứng khoán cán mốc 1,500 điểm?

Thị trường chứng khoán Việt tiếp tục tiến lên tầm cao mới khi vượt mốc 1,500 trong phiên 25/11. Tâm lý lạc quan và hưng phấn khiến một số nhà đầu tư đang “phớt lờ” đi những rủi ro vốn luôn đi cùng với lợi nhuận. Ông Nguyễn Duy Anh – Đại diện khối Khách hàng tổ chức Chứng khoán Phú Hưng (PHS) khuyên nhà đầu tư nên mua đúng cổ phiếu, nắm giữ trung hạn và hạn chế “lướt lát”, hiệu quả đem lại sẽ luôn cao hơn.

* Đâu là cột mốc tiếp theo của VN-Index sau khi vượt 1,500 điểm?

* VN-Index vượt 1,500 điểm, lập mức cao mới

* VN-Index vượt cứ điểm 1,500: Lần này khác đỉnh xưa?

Tình hình kinh tế vĩ mô thuận lợi cho chứng khoán

Chia sẻ với người viết, ông Duy Anh cho biết những gì xấu nhất đã qua, ngay từ giai đoạn trung tuần tháng 8/2021, giới đầu tư đã râm ran câu chuyện GDP quý 3 âm, kết quả kinh doanh quý 3 xấu nhưng thị trường chứng khoán (TTCK) vẫn giữ vững và tăng lên trong bất ngờ (thời điểm đó VN-Index vẫn neo quanh 1,400 điểm). Vị chuyên gia tin rằng mốc quanh 1,400 là hỗ trợ cực mạnh cho thị trường hiện nay.

Nhà đầu tư nên làm gì khi chứng khoán cán mốc 1,500 điểm?

Ông Nguyễn Duy Anh

Về trung và dài hạn, với xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ, đầu tư FDI càng ngày càng tăng, kiều hối liên tục lập kỷ lục và kết quả kinh doanh các doanh nghiệp niêm yết đều hưởng lợi từ chính sách vĩ mô, khả năng cao kết quả kinh doanh sẽ khả quan và tăng từ 20% trở lên với hầu hết các doanh nghiệp niêm yết từ tầm trung đến lớn trong 2022.

Trong khi đó, nhiều người vẫn lo sợ về lạm phát tăng cao ảnh hưởng nền kinh tế. Ông Duy Anh bày tỏ quan điểm không hoàn toàn đồng ý với ý kiến này, mà chỉ ra chính lạm phát ở mức kiểm soát được lại là “người bạn“ rất cần thiết để kinh tế phát triển và các doanh nghiệp hưởng lợi. Tùy vào thời điểm và giai đoạn của nền kinh tế mà Chính phủ với khá nhiều kinh nghiệm tích lũy có thể điều tiết phù hợp.

VN-Index có thể vươn lên 1,800 điểm

Về chỉ số thị trường chung VN-Index, chuyên gia của PHS dự báo sẽ có điều chỉnh như một tất yếu sau đợt tăng mạnh, nhưng việc đạt mức 1,800 điểm trong nửa đầu 2022 là hoàn toàn khả thi. “Mốc 1,400-1,450 điểm luôn là khu vực nhà đầu tư có thể tích lũy thêm những cổ phiếu cơ bản tốt”, ông Duy Anh nhận định.

Đánh giá các nhóm ngành, vị chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư có thể tập trung quan tâm vào nhóm tài chính ngân hàng, bất động sản, cảng và kho vận. Với tài chính và bất động sản, 2 nhóm này đóng vai trò hỗ trợ thị trường đi lên khi chiếm mỗi nhóm khoảng 30% giá trị vốn hóa, và chắc chắn sẽ được chính sách ủng hộ.

Bên cạnh đó, nhóm cảng, dịch vụ cảng và kho vận vẫn chưa thể hết “nóng” trong chuỗi khủng hoảng cung ứng như hiện nay. Điều này có thể thấy được khi điểm qua kết quả kinh doanh khá nổi bật trong 2021 và chắc chắn sẽ còn nóng đến ít nhất 2023 (theo AsisanLine dự báo).

Nhà đầu tư cá nhân nên làm gì trong giai đoạn hiện tại?

Đối với các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, ông Duy Anh khuyên nên mua cổ phiếu với giá chiết khấu hợp lý hơn giá mua kiểu định giá tài sản M&A như rất nhiều nhà đầu tư đang lầm tưởng.

Trên giao dịch thực tế, rất nhiều nhà đầu tư đã bán đi những cổ phiếu tốt ở một mức giá quá rẻ và sau khi “lướt lát” nhìn lại thì nuối tiếc. Về vấn đề này, nhà đầu tư được khuyên nên mua đúng cổ phiếu và nắm giữ trung hạn, hạn chế lướt lát thì hiệu quả sẽ luôn cao hơn.

Thêm vào đó, vì thiếu kinh nghiệm nên nhiều nhà đầu tham gia vào nhiều room phím hàng, mua bán mất kiểm soát và giữ quá nhiều mã cổ phiếu khi thị trường biến động mạnh, thậm chí còn không nhớ hết danh mục mình đang nắm giữ. Chuyên gia cho rằng nhà đầu tư cá nhân không nên sở hữu quá 3 mã cổ phiếu và nên tập trung nắm giữ thay vì “nhảy nhót” liên tục.

“Có đôi khi 3 tháng ngồi chờ chỉ cần 5 đến 10 ngày tăng đã mang lại thành quả bằng vài năm lướt sóng, chưa kể rủi ro cũng thấp hơn, nắm giữ lâu sẽ hiểu về doanh nghiệp hơn. Thời gian là đơn vị tương đương tiền bạc, hãy kiên nhẫn với thời gian để nó giúp mình chuyển đổi sang tiền bạc”, ông Duy Anh chia sẻ.

Xuân Nghĩa

[ad_2]