[ad_1]

Nhà có vợ hiền, ngàn vàng cũng không đổi

Thời đại hiện nay nam nữ tự do yêu đương, người yêu sau khi trở thành người một nhà rồi thì tình yêu kiên định không thay đổi càng ngày càng ít, mà tình cảm giữa hai người thay đổi thì lại ngày càng nhiều.

Hãy cùng xem người vợ thời xưa trong lúc khó khăn vẫn không từ bỏ ân nghĩa vợ chồng đã gương vỡ lại lành với người chồng ăn xin của mình như thế nào và câu chuyện về người vợ hiền đã dùng cách nào để bảo vệ tính mạng và tài sản của cả gia đình nhé.

Không từ bỏ ân nghĩa vợ chồng, gương vỡ lại lành

Họ Triều ở Trịnh Châu (nay thuộc Hà Nam) là một gia tộc lớn. Nghe nói rằng từ thời nhà Hán đến nay đều cư trú tại Nam Dương (nay thuộc Hà Nam), tiên chủ Lưu Bị của nhà Thục Hán đã từng mượn của gia đình họ hàng vạn xâu tiền, thừa tướng Gia Cát Lượng làm chứng cho sự việc này, lúc mượn tiền còn viết giấy ghi nợ, Triều gia sau này còn lưu giữ giấy ghi nợ ấy.

Vào thời vua Tống Cao Tông năm Kiến Viêm thứ 2 (CN năm 1128), dân chúng Trịnh Châu bị người Kim sát hại, có người thì bị bắt giữ, có người thì bị giết, mấy trăm người nhà họ Triều đều bị người Kim bắt giữ và áp giải về phương Bắc. Đội ngũ người Kim đến núi Than Khôi ở Phần Châu (nay là huyện Phần Dương tỉnh Sơn Tây) thì bị Thiệu Bá của Hồng quân chặn đường vây đánh, người Kim bỏ lại tất cả tù bình và tài sản cướp được bỏ trốn vào đồng hoang. Triều An Trạch bị chia cách với vợ, con gái và nhũ mẫu vì cả ba người đều bị bộ hạ của họ Thiệu là Vương Sinh bắt đi.

Sau này khi Thừa tướng Trương Tuấn đảm nhiệm chức Tuyên phủ chế trí sử tỉnh Tứ Xuyên và Thiểm Tây thì Thiệu Bá dẫn toàn quân đến quy hàng, Vương Sinh làm tiểu tướng hữu quân, cả nhà sống tại Lãng Trung (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên). Vợ của Triều An Trạch nghe nói ở Lãng Trung có ngôi miếu Linh Hiển Vương rất linh nghiệm, vì vậy vợ của Triều An Trạch vào ngày mồng 2 mỗi tháng đều cùng nhũ mẫu đến đó thắp hương, cầu nguyện cho chồng mình được bình an, cả nhà có thể đoàn tụ.

Nhà có vợ hiền, ngàn vàng cũng không đổi

Một lần nọ, khi họ đến miếu Hiển Linh Vương để dâng hương thì bên đường có một người ăn xin đang dùng một tấm giấy cứng mỏng để che thân, dáng vẻ vô cùng tiều tụy. Nhũ mẫu đi đến trước người ăn xin nọ, cúi xuống nhìn thật kĩ bên dưới tấm giấy cứng rồi quay lại nói với vợ của Triều An Trạch rằng: “Bên đường có một người ăn xin, rất giống Thập nhất lang nhà chúng ta (Triều An Trạch)”

Người vợ nghe thấy thì trong lòng dâng lên một niềm xúc động, liền bảo nhũ mẫu đến hỏi thăm tên tuổi và quê quán của người đó, hỏi xong thì biết quả nhiên là Triều An Trạch. Người vợ lúc đó trong lòng rất kích động nhưng vẫn tỏ ra như không có gì.

Cô lấy chiếc trâm cài tóc của mình đưa cho nhũ mẫu để tặng cho người ăn xin nọ, đồng thời hẹn lần sau sẽ gặp lại: “Ngày 16 tháng này sẽ gặp nhau tại nơi này, hãy nhớ kĩ đến lúc đó đừng thay đổi y phục”. Người vợ lại cho anh ta 2 lượng vàng rồi dặn dò: “ hãy cầm lấy 1 lượng vàng đến Tuyên Phủ ti đệ đơn cáo trạng, lượng vàng còn lại dùng để mua một chiếc thuyền rồi đến một địa điểm nào đó đợi tôi”.

Triều An Trạch đến Tuyên Phủ ti đệ đơn cáo trạng, Tuyên Phủ ti liền phái quân lính đến bắt Vương Sinh, lúc đó Vương Sinh đang đi săn bên ngoài, vợ của Triều An Trạch liền đem hàng ngàn xâu tiền tích cóp được cùng với nhũ mẫu và con gái chạy đến thuyền của Triều An Trạch. Gia tài hàng vạn lượng của nhà Vương Sinh cô một đồng cũng không lấy. Thuyền của họ nhanh chóng xuôi theo dòng nước rời khỏi Lãng Trung.

Vương Sinh trở về thì trời đã tối muộn, không nhìn thấy vợ đâu, đợi chờ hắn là công văn bắt giữ của Tuyên Phủ ti. Vương Sinh nhìn khắp nhà thì thấy đồ vật cũng như những vật phẩm quý giá khác trong nhà đều nguyên vẹn, liền than rằng: “Sớm đã nghe nói rằng cô ta là con dâu nhà họ Triều, giờ cô ta đã đi theo chồng rồi, đây cũng là lẽ thường tình thôi”, vì vậy mà cũng không để tâm đến chuyện này nữa.

Sau khi Triều An Trạch lưu lạc thành ăn xin, vợ của anh vẫn không từ bỏ chồng mình, cuối cùng gương vỡ lại lành, ơn nghĩa vợ chồng kiên cố vững chắc, kiên trì với luân lý gia đình ở nhân gian, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc; Vương Sinh tuy là bậc võ phu nhưng cũng hiểu đại nghĩa, khiến người ta vui mừng.

Nhà có vợ hiền ngàn vàng cũng không đổi

Vào triều đại Võ Tắc Thiên, thế lực của Thái phó khanh Lai Tuấn Thần ngày một lớn, hắn mưu đồ hiểm ác, cậy thế bức hại hiền lương, rất nhiều văn võ bá quan trong triều đều căm ghét và sợ hãi hắn ta. Tuy nhiên, có tên nịnh thần là Hầu Mẫn giữ chức Thượng lâm lệnh đi theo hắn, khăng khăng một mực cống hiến hết sức cho hắn.

Vợ của Hầu Mẫn là Đổng thị, là người tài đức, tuy là người phụ nữ gia đình nhưng lại rất quan tâm đến các việc đại sự trong triều, và cũng rất tôn sùng thiên lý thiện ác hữu báo. Một ngày nọ nàng nói với chồng rằng: “Lai Tuấn Thần là loạn thần tặc tử của quốc gia, thế lực của hắn chắc chắn sẽ không lâu dài. Sẽ có một ngày những việc làm của hắn bị bại lộ, lúc đó những người cùng phe cánh với hắn liệu có thể được bình yên chăng? Người trước tiên gặp phải ác báo vẫn là những người cùng phe cánh với hắn. Chàng đối với Lai Tuấn Thần tốt nhất bề ngoài vẫn tỏ thái độ tôn kính nhưng vẫn nên duy trì khoảng cách, không nên gần gũi hắn”.

Hầu Mẫn nghe xong cảm thấy vợ mình nói có lý, liền làm theo lời vợ. Lai Tuấn Thần đương nhiên cũng cảm thấy được điều này, hắn đối với Hầu Mẫn vô cùng tức giận, liền điều Hầu Mẫn đến Phù Châu (nay là vùng Phù Lăng tỉnh Tứ Xuyên), huyện Vũ Long đảm nhận chức huyện lệnh nhỏ nhoi. Hầu Mẫn biết tin mình sắp phải rời xa Trường An, đến một nơi xa xôi làm huyện lệnh thì trong lòng cảm thấy buồn bực và không muốn đi, vì vậy mà muốn từ quan về quê. Nhưng vợ của Hậu Mẫn lại nói: “Hãy mau đi nhậm chức, đừng chậm trễ”.

Do đó, Hầu Mẫn liền đưa cả gia đình đến Phù Châu. Khi vừa đến nơi, việc đầu tiên là đến chỗ tham tướng của châu đó để gửi danh thiếp. Danh thiếp vào lúc bấy giờ đều do bản thân tự tay viết, Hầu Mẫn có thể đã viết sai một chỗ nào đó nhưng bản thân không phát hiện thấy mà đã dâng lên. Châu tướng xem danh thiếp xong thì nổi giận mà nói rằng: “Đến cả danh thiếp mà cũng viết sai vậy làm sao có thể làm huyện lệnh?”, châu tướng tức giận không cho Hầu Mẫn nhậm chức.

Nhà có vợ hiền, ngàn vàng cũng không đổi

Hầu Mẫn đưa cả gia đình lặn lội đường xa đến nơi thôn quê hẻo lánh vậy mà lại nhận kết quả này, vì vậy trong lòng càng thêm phiền muộn. Người vợ Đổng thị ở bên cạnh an ủi mà rằng: “Tái Ông mất ngựa, biết là họa hay phúc, việc này tạm gác một bên, tạm thời không cần miễn cưỡng nhậm chức!”

Cả nhà Hầu Mẫn tạm thời ổn định cuộc sống, 50 ngày sau thì đột nhiên nghe được một tin kinh hoàng, có một đám giặc đã công phá huyện thành Vũ Long, huyện lệnh cũ đã bị giết, cả nhà không ai sống sót.

Hậu Mẫn sau khi hay tin quả thật có chút sợ hãi. Nhờ nghe lời vợ, không mưu cầu chức tước ngược lại có thể bảo toàn tính mạng của bản thân và cả nhà. Điều này quả thật là may mắn vô cùng! Hơn nữa, lại còn có phúc phần về sau. Tên Lai Tuấn Thần độc ác đã bị chém vì tội danh mưu phản, đồng đảng của Lai Tuấn Thần toàn bộ đều bị đày đến Lãnh Nam. Hậu Mẫn đã được loại khỏi danh sách phe cánh của Lai Tuấn Thần, vì vậy mà giữ được quan chức và bảo toàn được tính mạng của cả nhà. Bạn đọc thấy đấy, trong nhà có người vợ hiền quả thật còn hơn cả bạc tiền châu báu.

Nguồn: EpochtimesTV
(Oanh Lê biên dịch)

Xem thêm

[ad_2]