[ad_1]
Người ưu tú sẽ nhận thức rõ việc tiết kiệm, bởi họ hiểu rằng tiền không chỉ là chuỗi số mà còn là cơ hội và quyền lực để chọn cuộc sống tốt đẹp hơn.
Người ưu tú sẽ biết đâu là điểm dừng không để bản thân tiêu tiền trong vô thức
Theo nghiên cứu gần đây, có 52.6% trong số những người trẻ 9X không có tiền gửi ngân hàng. Có bạn nói rằng: “Tôi nhìn vào số dư trên thẻ ngân hàng nhưng tôi dường như không biết nên mua gì, rồi cũng chẳng hiểu sao tiền lại hết sạch”.
Đã có bao giờ bạn xem qua hay tự thống kê hóa đơn những thứ bạn mua hay chưa? Mỗi tuần đi trà sữa 3-4 lần, mỗi ly khoảng 30.000- 50.000 đồng, rồi nào là quần áo, túi xách, son môi, ăn nhậu với bạn bè,… Mọi khoản tiền đều được chi tiêu một cách vô thức. Những khoảng đó bạn không để tâm cho đến khi nhận ra mình không còn một đồng nào trong thẻ, để rồi giật mình thốt lên rằng “Cái quái gì đang xảy ra vậy?”
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao tiền tiết kiệm của bạn ngày càng ít đi? Vì sao bạn không còn đau xót khi tiêu tiền, bạn không coi trọng công sức của mình bỏ ra để có những đồng tiền ít ỏi đó? Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được bà dẫn đi chợ mua hàng. Trong trí nhớ của tôi, bà tôi là một người hay mặc cả, bà đi một vòng chợ chỉ để hỏi giá một bó rau sau đó mới quyết định mua. Bộ quần áo mà bà mua cho tôi, hay chiếc khăn quàng cổ bà mua cho ông… đều vẫn còn sử dụng dù tuổi của chúng đã gần 10 năm. Bà vẫn thường dặn tôi rằng, đồng tiền rất khó kiếm, phải biết tiết kiệm, đừng phung phí. Khi ấy, tôi còn trẻ người non dạ nên không hiểu gì cho đến khi tôi lớn lên.
Các nhà khoa học tại Đại học Stanford, Viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Carnegie Mellon đã cùng nhau hoàn thành một thí nghiệm. Họ cho người thí nghiệm 20 đô la để mua hàng hóa và họ có thể không cần mua và giữ số tiền đó bên mình. Khi người tham gia thí nghiệm xem danh sách hàng hóa và suy nghĩ về những thứ cần mua, người tiến hành khảo sát sẽ sử dụng công cụ để xem các hoạt động trong não của những người tham gia thí nghiệm đó.
Kết quả, họ phát hiện ra rằng đứng trước món hàng hóa đắt tiền não của họ phải đối phó với cơn đau đầu càng lúc càng trầm trọng và những người khách hàng này sẽ cảm thấy không thoải mái nên họ đã không mua chúng.
Thế nên, các nhà khoa học đã đi đến một kết luận: Chính nỗi đau này đã giúp mọi người kiềm chế ham muốn tiêu dùng vì xót của. Và bà tôi cũng giống như thế, bà nhìn vào 500.000 đồng và tự nhủ tiền kiếm rất khó khăn, nếu mua thứ gì đó bà sẽ tiêu nó. Vì nỗi xót tiền nên bà không dám tiêu tiền.
Ngày xưa chúng ta đã từng nói rằng sau khi chi rất nhiều tiền bởi nhìn thấy trực tiếp chiếc ví đã bị xẹp đi một chút. Còn ngày nay, việc thanh toán qua điện thoại hoặc quẹt thẻ ngân hàng làm cho cuộc sống của chúng ta thuận tiện hơn, nhưng nó đã làm giảm sự nhạy cảm và đau xót của chúng ta đối với tiền bạc. Đối với chúng ta, tiền chỉ là một con số vô tri. Nếu bạn muốn tiêu tiền, chỉ cần gõ mã pin hay password là xong. Dù sao đi nữa, số dư sẽ chỉ giảm từ 5 xuống 2 thì đã làm sao, trong khi nếu tiêu tiền mặt, bạn cầm trên tay là 500.000 đồng và cảm thấy số tiền đó rất lớn.
Việc tiêu tiền không còn khiến mọi người cảm thấy đau đớn, chính điều này đã khiến chúng ta vô thức trong việc tiêu tiền.
Một số cách tìm thấy “cảm giác đau đớn” khi tiêu tiền của người ưu tú
Có một vài cách đơn giản mà người ưu tú sử dụng để không tiêu tiền trong vô thức, hay nói cách khác cách này sẽ giúp bạn tìm thấy “cảm giác đau đớn” khi tiêu tiền:
Sử dụng tiền mặt là một cách hiệu quả, bởi việc cầm tờ tiền có mệnh giá lớn trên tay bất cứ ai cũng đều sẽ cảm thấy đau đầu và đau lòng, không dám tiêu xài hoang phí.
Trước khi mua đồ bạn hãy nghĩ với số tiền đó bạn có thể trả tiền thuê nhà một tháng, có thể đi du lịch, có thể mua đồ ăn trong vòng một tháng,… rồi bạn sẽ thấy việc mua món đồ ấy khiến bạn bỏ lỡ rất nhiều thứ, nghĩ vậy bạn sẽ thôi không mua nữa. Như một blogger tài chính đã nói: Hãy nhớ rằng, mỗi khoản tiền bạn bỏ ra không phải là tiền, mà là cơ hội để chọn cuộc sống của bạn.
Hoặc bạn có thể dựa vào phương pháp tưởng tượng để cân nhắc trước khi mua một cái gì đó. Hãy tưởng tượng càng thực tế và càng chi tiết rằng với số tiền đó bạn có thể làm được gì, hoặc số tiền đó có thể cứu nguy cho bạn trong trường hợp nào,… Chỉ bằng cách này bạn có thể thực sự cảm thấy rằng đó là một điều đau khổ khi không có tiền. Nếu bạn mua một món đồ chợt nhìn đã ưng thì khi biến cố xảy ra, bạn lấy đâu ra tiền. Trong trí tưởng tượng bạn có thể rất đau đớn nhưng vì đau đớn, cảm giác quyền lực này có thể khắc sâu vào tâm trí bạn và bạn sẽ tự động nhủ thầm rằng mình còn nhiều thứ cần chi hơn việc mua món hàng này.
Tiền không phải là tất cả, nhưng bạn sẽ không có gì nếu bạn không có tiền. Tiền dù không là thuốc chữa bách bệnh nhưng nếu không có tiền bạn sẽ không thể hết bệnh.
Xã hội sẽ không mở lòng với bạn vì bạn không có tiền và số phận sẽ không ban cho bạn thêm ân sủng nào vì bạn nghèo. Vì vậy, khi cuộc sống chưa tồi tệ với bạn, hãy tiết kiệm nhiều tiền hơn, bởi vì tiền không chỉ là một chuỗi số, mà còn nhiều quyền lực hơn để chọn cuộc sống của riêng bạn, người càng ưu tú bao nhiêu sẽ hiểu điều này bấy nhiêu.
Xem thêm: Phúc tới đâu hưởng tới đó, còn muốn hơn người phải tích đức
[ad_2]