[ad_1]

Người thường xuyên nói 3 lời này: Suốt đời chịu cảnh nghèo khổ, không khá lên được!

Mỗi người đều sẽ gặp phải những điều không công bằng và không như ý muốn trong cuộc sống, khi đối mặt với những khó khăn và thất bại, những người khác nhau sẽ dùng những tâm thái khác nhau, do đó sẽ mang lại những kết quả khác nhau. Do đó, kết quả cuối cùng đương nhiên sẽ khác nhau.

Một vị cao tăng đã từng nói, nếu một người thường xuyên nói 3 lời này thì cả đời nghèo khổ, không khá lên được.

Lời thứ nhất: Những lời oán hận và phàn nàn

Thực ra, trong cuộc sống ai cũng phải trải qua những ưu phiền, khó khăn trong cuộc sống, những lúc như vậy, đa số mọi người sẽ chọn cach than phiền và luôn muốn trút bầu tâm sự khi gặp chuyện phiền phức. Nhưng nếu bạn coi việc phàn nàn, oán giận như một thói quen, bạn sẽ bắt đầu phàn nàn, oán Trời trách người khi gặp chuyện, và chính bạn sẽ là người bị tổn thương lâu dài.

Bởi vì những người luôn than phiền, phàn nàn e luôn cảm thấy cuộc đời nhuôm một màu bi quan, tăm tối, không thể thay đổi được nên bắt đầu thất vọng, chán nản về cuộc sống. Khi xảy ra vấn đề, họ luôn đổ lỗi cho người khác và không hài lòng về những người xung quanh.

Trên thực tế, đây là biểu hiện của sự kém cỏi, họ sẽ chỉ dùng thái độ tiêu cực để né tránh những vấn đề này, thay vì nghĩ cách giải quyết mọi việc, họ rất sợ thất bại và khó khăn, không vượt lên trên số phận. Họ luôn ảo tưởng về những người khác có thể mang lại kết quả cho họ.

Những người luôn phàn nàn về cuộc sống sẽ dần đánh mất đi động lực trong công việc cũng như trong cuộc sống, điều này đối với bản thân và những người xung quanh chỉ có hại chứ không có lợi. Thử hỏi làm sao có thể sống tốt hơn lên được?

Lời nói thứ 2: Châm biếm, chêu chọc

Một người trên miệng thường xuyên nói ra những lời châm biếm, chêu chọc thật ra rất dễ bị người khác ghét bỏ, mỗi lời bạn nói ra đều có thể làm tổn thương người khác.

Nhưng trái tim đã bị tổn thương từ lâu. Xung quanh chúng ta không thiếu những người như vậy. Một số người có thể có trái tim đậu phụ. Họ nói gì cũng không cố ý, nhưng người nghe lại không nghĩ vậy. Hãy suy nghĩ kỹ lại, đây là sự khôn ngoan của người xưa, và bây giờ chúng ta nên chú ý đến nó.

Một lời nói vô tình có thể làm tổn thương những người xung quanh. Người nói vô ý nhưng người nghe hữu ý. Trong cuộc sống, hãy học cách chú ý đến hành vi cũng như ngôn ngữ của mình.

Đừng nói những lời làm tổn thương người khác chỉ vì niềm vui nhất thời, điều này sẽ làm tổn hại rất nhiều đến mối quan hệ giữa hai người, đây là lý do có người được ưa chuộng, có người lại không.

Đó là vì họ có tính tự chủ mạnh mẽ, biết nên nói gì và không nên nói gì, không phải vô cớ mà tai họa từ miệng mà ra, đôi khi chỉ một cái miệng thôi cũng có thể làm hỏng rất nhiều việc nên bạn phải thận trọng khi nói.

Lời nói thứ 3: Lời lẽ cực đoan

Khi làm một việc gì đó, hãy tự cho bản thân và đối phương một khoảng hòa hoãn. Đừng quá cực đoan, cứng nhắc và thái quá. Làm bất kể việc gì cũng cần quan tâm đến cảm xúc của người khác.

Khi xảy ra mâu thuẫn, đừng quá kiên quyết phủ nhận ý kiến của người khác là sai, hoặc cứ khăng khăng ý kiến của mình là tuyệt đối chính xác. Nhất định phải quản cho tốt cái miệng của mình, nói chuyện không được quá cứng nhắc và tuyệt đối, nếu không bạn sẽ làm cho người khác cảm thây bạn quá ngu ngốc.

Có lúc bạn nói quá nhiều, không trừ lại khoảng không gian để lắng nghe người khác nói, điều này khiến những người xung quanh bạn sẽ cảm thấy ghét bỏ, xa lánh bạn mà thôi. Hãy nhường chỗ cho người khác, người khác sẽ đánh giá cao bạn, hãy bình tĩnh và lắng nghe suy nghĩ của người khác, dù có sai thì cũng đừng ngắt lời để phản bác lại.

Làm việc cứng nhắc và không lắng nghe người khác, đó là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng người khác. Đừng lúc nào cũng nói với người khác bằng giọng ra lệnh, ai nghe giọng như vậy sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu.

Bởi vậy, người thường nói ba câu trên, đời này làm sao sống tốt được. Phải kịp thời sửa sai, nếu không sẽ tự mình tích thêm phiền phức, hối hận về sau cũng vô ích.

Lan Hòa biên dịch
Nguồn: Sohu 

Xem thêm

[ad_2]