[ad_1]

Người thực sự thông minh là người không đối đầu với người khác

Dẫu bất cứ điều gì xảy ra, đừng để bản thân bị những cảm xúc tiêu cực chi phối, hãy học cách chấp nhận và tôn trọng người khác, học cách nhìn người khác với thái độ hài lòng và “không đối đầu, thậm chí có thể nghe lọt tai những điều người khác không thể nghe, đó mới là người thông minh thực sự.

Có khi nào bạn rơi vào tình huống như vậy không: Người khác nói với bạn một câu, bạn cũng muốn đáp lại vài câu, người khác làm chuyện gì đó không thuận theo ý của bạn, bạn liền vội vàng bắt bẻ?

Mỗi người ai cũng đều có tính nóng nảy, đôi khi lời nói của người khác, dễ khiến bản thân bực mình, khi bạn không thích một ai đó, cảm thấy mỗi lời họ nói, bất cứ việc họ làm, đều là đang “thêm dầu vào lửa”, càng khiến bạn rất khó chịu hơn.

Có người nói: “Kỷ luật tự giác lớn nhất của người trưởng thành là kiềm chế mong muốn sửa đổi người khác”.

Khi người khác nói sai, đó là do ngôn hành của họ quá mức, nhất thời hồ đồ không kiểm soát được cảm xúc của mình. Nếu bạn vì những lời nói ấy mà buồn bực không vui, thì là do bạn tự ôm cảm xúc tiêu cực vào mình.

Mong muốn thay đổi người khác, kỳ thực là đang làm khó chính bản thân mình. Mỗi người có trải nghiệm khác nhau, quan điểm cũng không giống nhau, giống như trên cây không thể tìm thấy hai chiếc lá khác nhau, bạn đừng mong đợi người khác hiểu mình, cũng đừng ép buộc bản thân mình phải hiểu người khác, hãy học cách tôn trọng những “điểm khác biệt” của họ.

Người thực sự thông minh sẽ không “đối đầu” với người khác, có thể để người khác tự do làm theo sở thích của họ, hai bên mới có thể vui vẻ thoải mái.

1. Có một loại giáo dưỡng gọi là mang lại sự thoải mái cho người khác.

Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Daniel Gorman từng nói: “Bạn có thể khiến người khác thoải mái đến đâu, điều này quyết định mức độ năng lực của bạn cao đến đó.”

Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những tình huống như thế này: Ở bến xe công cộng, đôi khi có người chen ngang không xếp hàng, lại còn lớn tiếng nói lời thô lỗ, cũng không quan tâm trong hàng có người già, phụ nữ mang thai hay trẻ em đang đứng hay không.

Trên tàu, bạn đã mua một chiếc vé với chỗ ngồi cạnh cửa sổ, nhưng lại bị người khác lên trước tranh mất, cũng không muốn đổi lại; bạn cùng bạn bè đi ăn tối với nhau, bạn đề xuất nhà hàng AA nào đó, nhưng bạn bè lại cho rằng bạn quá keo kiệt và không muốn gặp gỡ bạn nữa; trong thư viện, ai đó đang xem video trên điện thoại với âm thanh khá ồn ào…

Mỗi người đều có tính nóng nảy, nhưng không thể vì thế mà có quyền tùy ý phát hỏa với người khác. Trong giao tiếp, ai có thể kiềm chế được nóng giận, đó mới là người đẳng cấp cao, thực sự có giáo dưỡng.

Một người có giáo dưỡng sẽ học được cái gọi là “nhập gia tùy tục”, khách khứa thuận theo chủ nhà. Khiến bản thân và hoàn cảnh xung quanh “hợp nhất thành một”, như vậy bạn mới có thể hòa nhập vào tập thể, và thuận lợi mọi bề.

Người có giáo dưỡng, bất cứ khi nào, cũng sẽ không bao giờ cãi nhau hay tranh chấp với người khác mà không biết điểm dừng, nếu người khác nói những lời vô lý thì im lặng, cứ để họ thắng thôi, không nhất thiết phải phí lời biện hộ, bởi thời gian sẽ trả lời cho tất cả.

Làm bất cứ việc gì cũng cần nghĩ xem liệu việc ấy có giá trị và ý nghĩa không, nếu vô nghĩa thì tốt nhất đừng làm. Bạn càng buông bỏ được nhiều thứ, hạn chế tiếp xúc với những đối tượng không cần thiết, thì tâm tình càng nhẹ, những người xung quanh cũng cảm nhận được sự thoải mái từ bạn nhiều hơn.

2. Đối đầu với người khác chẳng khác nào đang “vạch lá tìm sâu”

Có một câu chuyện ngắn thế này:

Một người phụ nữ đến chùa dâng hương. Cô đột nhiên nhận thấy một số mảnh sơn rơi ra từ bức tượng Bồ Tát.

Người phụ nữ nói với Trụ trì trong chùa rằng: “Nhìn xem, sơn trên tượng ca B Tát đu rơi ra thế này, làm sao có th ban phước cho người khác được ch?”

Trụ trì nói: “Gi B Tát trong tâm là được ri. Ch cn trong tâm có Pht.”

Người phụ nữ nói: “Các người ch gii bin h và phá hng phong thy trong chùa, my ngày na mau tìm người sa li tượng B Tát, đó mi là la chn đúng đn.”

Thấy cô ấy cứ vướng mắt không thông, vị Trụ trì cũng thôi không đôi co. Tuy nhiên, người phụ nữ nhất mực không bỏ qua, còn ép Trụ trì phải nhận lỗi.

Tục ngữ có câu: “Không ai hoàn ho c.

Bức tượng Bồ Tát là do bàn tay con người chế tạo ra từ công xưởng, nên dĩ nhiên không thể không có thiếu sót. Nói vui thế này, giả sử có 100 người đều nhìn chằm chằm vào tượng Bồ Tát, đều đang “vch lá tìm sâu”, thì chẳng mấy chốc sẽ phát hiện ra 100 lỗi cũng nên.

Nếu bạn chọn thái độ “đối đầu với người khác, hễ nhìn đối phương là không thuận mắt, vậy có khác nào bạn đã cho phép một hạt cát rơi vào trong mắt của mình, dùng tay mà dụi, chẳng phải càng dụi càng đau đó sao!

Có lẽ bạn cũng biết, cát hay bụi vào mắt là do gió thổi vào, nhưng ở đây ngược lại, không phải gió mà là bạn cho phép, thử nghĩ xem, bạn có dại khờ quá không?!

Người thực sự thông minh sẽ không “đối đầu với người khác”, khi nhìn thấy khuyết điểm của người khác, cũng hiểu rằng, nên mt nhm mt m cho qua, chẳng tranh đấu làm chi.

Tuy nhiên, nếu có thiện ý nhắc nhở cũng không hề gì, nhưng nếu mang tâm muốn vạch trần khuyết điểm thì không nên. Bởi người xưa có câu: đánh người đng đánh vào mt, phơi bày ai đó cũng đng phơi bày đến cùng.

Một người mà không muốn bao dung người khác, không thể tha thứ, thực chất trong nội tâm họ đầy oán hận, ánh mắt cũng đầy căm hờn, tức giận với người khác cũng chính là đang hủy hoại chính mình, liệu sức khỏe và tâm trạng có tốt được chăng?

3. Không “đối đầu với người khác”, là thể hiện EQ cao.

Ở nơi làm việc, IQ quyết định có được tuyển dụng hay không, còn EQ quyết định có được thăng chức hay không.

Dù bạn có giỏi đến đâu, nhưng nếu không biết cách xử lý vấn đề thì bạn sẽ không được cấp trên đánh giá cao và đồng nghiệp sẽ khó chịu khi nhìn bạn.

Nếu ai nói điều gì đó về bạn, bạn cứ khăng khăng phải quay lại làm cho ra lẽ, điều này cho thấy bạn không khiêm tốn, tâm tình dễ kích động và dễ bị người khác lợi dụng.

Có nhiều chuyện càng giải thích càng rối ren. Chi bằng cứ im lặng, bình tĩnh quan sát lời nói và hành động của người khác xem rốt cuộc đó là chuyện gì, rồi sau đó lên tiếng cũng không muộn, lúc này tâm thái đã bình hòa, giọng điệu cũng nhẹ nhàng và không chói tai.

Có thể nói năng khéo léo chừng mực, làm những điều phù hợp, và nghĩ những điều nên nghĩ. Đối với những lời của người khác, bạn nên tăng cường khả năng “min dch” và đừng quá chú trọng; với bản thân, bạn nên kim li, ít nói và tránh rắc rối.

Sự tương tác giữa người với người cũng chính là sự giao thoa, bạn dùng thái độ nào đối với người khác thì người khác cũng sẽ dùng thái độ tương tự đối với bạn. Bn không có mt khuôn mt hin hòa, c sao người khác phi mm cười vi bn nh?

Nếu bạn muốn nhận được sự giúp đỡ từ người khác, thì bình thường nên tạo một môi trường sống và làm việc thoải mái với mọi người, thì bảo đảm lúc bạn khó khăn, không ai là không dang tay với bạn.

Dẫu bất cứ điều gì xảy ra, đừng để bản thân bị những cảm xúc tiêu cực chi phối, hãy học cách chấp nhận và tôn trọng người khác, học cách nhìn người khác với thái độ hài lòng và “không đối đầu, thậm chí có thể nghe lọt tai những điều người khác không thể nghe, đó mới là người thông minh thực sự.

Nguồn: Aboluowang 

Chân Nhiên biên tập

[ad_2]