[ad_1]

Người phát thệ và lật đổ triều đại nhà Tùy thực chất là một cô bé 12 tuổi
Nguồn Sound of Hope

Năm 569 sau Công nguyên, triều đại Bắc Chu tại Trường An (nay thuộc Tây An tỉnh Thiểm Tây), Công chúa Tương Dương, vợ của Đậu Nghị, , sinh ra một bé gái tên là Đậu Huệ .

Lịch sử sau thời “Tam Quốc” được gọi là “Ngụy, Tấn, Nam và Bắc triều”. Ở miền bắc Trung Quốc xuất hiện Ngũ Hồ 16 vương quốc, Hồ ở đây là chỉ các dân tộc thiểu số. 16 vương quốc này do 5 dân tộc thiểu số mà không phải người Hán lập ra.

Trong số đó có một quốc gia do dân tộc Tiên Ti thành lập có tên là Bắc Chu. Người thành lập triều đại Bắc Chu tên là Vũ Văn Thái, có một người con gái là Tương Dương trưởng công chúa, người này đã kết hôn với Đậu Nghị.

Tất nhiên, Đậu Nghị cũng là một người không tầm thường, vị trí của ông trong triều là Thượng trụ quốc. Đất nước nhỏ bé của triều đại Bắc chu có tám vị đại thần quan trọng trong triều đình và Đậu Nghị là một trong 8 vị này.

Năm 569 sau Công Nguyên, Đậu Nghị và trưởng công chúa sinh được một cô con gái, được gọi là Đậu thị và người ta không biết rõ tên của cô ấy, nên tạm gọi là Đậu Huệ.

Khi Đậu Huệ ra đời thì mái tóc của cô đã dài xõa xuống cổ, đến năm lên ba tuổi mái tóc này đã dài ngang người. Hoàng đế Bắc Chu Vũ Văn Ung là cậu của nàng, thấy nàng rất đáng yêu nên ông đã đưa nàng vào cung để nuôi dưỡng. Bởi vậy từ nhỏ nàng ta đã thông thạo rất nhiều kiến thức.

Bắc Chu Hoàng đế là một người có tâm cơ, ông ấy muốn thống nhất thiên hạ. Vì muốn lôi kéo dân tộc Đột Quyết hùng mạnh làm chỗ dựa chính trị, nên ông ta đã cưới hoàng hậu là người Đột Quyết. Tuy nhiên đối với người phụ nữ này không có tình cảm nên ông lại rất lãnh đạm và không quan tâm.

Nếu như vua Đột Quyết biết con gái của mình bị khinh bạc, hẳn sẽ là một bất lợi lớn về chính trị khi liên minh. Các vị đại thần cũng chỉ dám bàn luận sau lưng, nhưng trước mặt Vũ đế thì họ lại không dám khuyên can ông.

Tuy nhiên tiểu cô nương 6-7 tuổi Đậu Huệ lại rất nhạy cảm, thấy vấn đề này khá nghiêm trọng nên đã nói với cậu của mình rằng: “Bốn bề không yên, Quân Đột Quyết lại rất mạnh, hy vọng cữu cữu có thể khống chế tình cảm của mình mà vỗ về, lấy người dân làm trọng. Với sự giúp đỡ của người Đột Quyết thì Giang Nam và Quan Đông không thể làm loạn”.

Có nghĩa là cậu nên quan tâm tới hoàng hậu và kiềm chế cảm xúc của mình, để nhận được sự giúp đỡ của người Đột Quyết thì mới có thể đối phó được với Trần Triều ở Giang Nam và Bắc Tề ở Quan Đông.

Chu Vũ đế nhìn vào đôi mắt trong suốt của đứa nhỏ mới 6-7 tuổi nhưng đã rất tinh tường này, tâm tình nguội lạnh cũng đã tan chảy theo, bèn gật đầu đồng ý: “bé ngoan, cữu cữu sẽ nghe lời con”. Kể từ đó về sau Chu Vũ Đế cùng Hoàng Hậu rất hay cười.

Lúc bấy giờ, Tôn Thịnh, một nhà ngoại giao nổi tiếng Bắc Chu “nhất tiến song điêu” nghe chuyện này, vô cùng kinh ngạc, bèn nói: “Cô gái này thật phi thường, mai sau chúng ta nên liên hôn với họ” – và 20 năm sau quả thật con gái của Tôn Thịnh đã trở thành con dâu của Đậu Huệ, đây lại là một câu chuyện khác.

Mười hai tuổi phát lời thề lật đổ nhà Tùy

Năm 578 sau Công nguyên, Vũ Hoàng đế của nhà Bắc Chu qua đời, con trai ông lên ngôi, gọi là Tuyên đế, và cưới trưởng nữ của Tùy quốc công Dương Kiên lập làm hoàng hậu

Tuyên Hoàng đế cũng không sống được bao lâu, sau khi chết truyền ngôi lại cho con trai là Tĩnh đế, Tĩnh đế lúc đó còn nhỏ nên phong cho ông ngoại là Dương Kiên lên làm tể tướng để phò tá hoàng đế trẻ tuổi.

Vào năm 581 sau Công Nguyên, Dương Kiên ép buộc cháu trai của mình là Tĩnh đế phải thoái vị ngai vàng, để Dương Kiên trở thành hoàng đế.

Đây chính là Tùy văn đế, sau đổi niên hiệu Khai Hoàng, lấy quốc hiệu là Đại Tùy.

Người phát thệ và lật đổ triều đại nhà Tùy thực chất là một cô bé 12 tuổi 123
Ảnh Tùy Văn Đế. Nguồn Sound of hope

Dương Kiên chiếm đoạt ngôi vị của chính cháu ngoại mình, vì để diệt cỏ tận gốc nên ông ta đã giết chết con cháu của hoàng tộc. Hàng chục hoàng tử của triều đại Bắc Chu đều bị giết chết, sáu thê thiếp của Chu Vũ tông, ngoại trừ hoàng hậu đều bị bắt đi tu.

Đậu Huệ đã vô cùng giận dữ khi nhìn thấy cảnh gia đình của cậu mình gặp phải tai họa lớn đến như vậy, cô nói: “hận là không phải thân nam nhi, nên không thể cứu gia đình của cữu cữu nạn này”

Phụ thân của nàng Đậu Nghị thấy vậy bèn che miệng nàng lại và nói: “con chớ nói bừa, sẽ diệt tộc ta đó, lập tức hãy im miệng lại”.

Câu nói này của Đậu Huệ có thể mất đầu, nàng không chỉ tức giận mà còn phát lời thề sẽ lật đổ triều đại nhà Tùy của Dương Kiên để trả thù cho gia đình cữu cữu. Năm đó cô mới có mười hai tuổi

“Tước bình trạch tế” tuyển được rể tốt

Người phát thệ và lật đổ triều đại nhà Tùy thực chất là một cô bé 12 tuổi
Ảnh Thiếu nữ Đậu Huệ, “Tước bình trạch tế” kén được lang quân ưng ý. Nguồn Sound of hope

Ba, bốn năm sau, khi Đậu Huệ đến tuổi kết hôn, cô rất xinh đẹp và duyên dáng, con cái của các gia tộc nổi tiếng khắp nơi liên tục đến cầu hôn cô. Tuy nhiên cô đều nhất mực từ chối.

Trong tâm nàng toan tính làm sao để thực hiện được lời thề của mình. Nàng ấy muốn chọn một nam tử hán hữu dũng hữu mưu.

Vợ chồng Đậu Nghị hiểu được suy nghĩ của con gái và đã nghĩ ra một cách đặc biệt để chọn được con rể tốt.

Đậu Nghị cho đặt một bức bình phong ở trong sân và vẽ hai con khổng tước. Đậu Nghị nói với những người cầu hôn rằng nếu ai từ cửa có thể bắn trúng mắt của cả hai con khổng tước này thì ông sẽ gả con gái cho họ. Rất nhiều đến cầu hôn đã không được như ý nguyện.

Cuối cùng có một vị gấp gáp tới cầu hôn, cầm cung tên lên bắn một phát bắn trúng mắt của cả 2 con khổng tước, kĩ năng thật gây kinh hãi. Đây chính là nguyên lai của câu “tước bình trạch tế” được nhắc đến bên trên.

Rốt cuộc vị này là ai?

Người đàn ông trẻ tuổi này có vẻ ngoài trang nghiêm và đeo một thanh kiếm hoàng gia. Đậu Huệ lén nhìn sau bình phong và không khỏi xúc động.

Cô gật đầu với bố mẹ đồng ý. Đậu Nghị rất vui vì cuộc hôn nhân hôm nay của con gái cuối cùng cũng đơm hoa kết trái.

Tất nhiên Đậu Nghị biết người thanh niên này, anh ta chính là Lý Uyên “Thiên ngưu bị thân” của đương kim hoàng thượng

“Thiên ngưu bị thân” là gì? Người đọc có thể không quen. “Thiên ngưu bị thân” chính là cảnh vệ quan thân cận của Hoàng thượng. Cho nên anh ta luôn mang theo ngự chế bảo đao Thiên ngưu bên mình.

Thanh bảo đao này có gì đặc biệt mà gọi là Thiên Ngưu, bởi nó được chế tạo ra từ loại nguyên liệu cùng kỹ thuật đặc thù, nó có thế chém 1000 con bò mà không giảm đi độ sắc bén.

“Thiên ngưu bị thân”, chức vụ này tuy không cao nhưng nó lại rất trọng yếu, thứ nhất là thân cận của Hoàng đế thì phải được hoàng đế rất tín nhiệm, thứ hai võ công cao cường, thể cách khôi ngô, phong thái đường hoàng. Lý Uyên đúng là phù hợp với những tiêu chuẩn của nàng.

Thân thế của chàng rể Lý Uyên

Lý Uyên năm 16 tuổi đả đảm nhậm chức vụ cận vệ thân cận của Tùy Văn đế, trở thành cấm vệ võ quan của Hoàng đế. Hoàng đế cũng chính là dượng của anh ta.

Lý Uyên với những điều kiện như vậy thì đã lấy lòng được người phụ nữ phi thường Đậu Huệ và kết thành một cuộc hôn nhân mỹ mãn.

Lý Uyên xuất thân không tầm thường. Chàng lớn lên ở một thị trân nhỏ tên là Vũ Xuyên nay thuộc Nội Mông. Đừng nhìn nó là một trấn nhỏ ở vùng hẻo lánh, thực ra nó là nơi bảo địa có phong thủy sinh ra Hoàng Đế

Từ cuối thời Tây Tấn đến triều đại nhà Tùy, trong hai trăm năm qua, huyện Vũ Xuyên, phía tây bắc thành phố Hohhot thuộc nội Mông ngày nay, là một thị trấn thuộc biên giới quân sự quan trọng trong các triều đại phương Bắc.

Chỉ có một chục đường đua dài 400 mét có kích thước như một sân thể thao. Mặc dù thị trấn này khá nhỏ bé, nhưng nó đã có năm vị Hoàng đế. Đây là một nơi có phong thủy bảo địa.

Nhờ “Tước bình trạch tế” đã chọn được chàng rể đẹp đẽ Lý Uyên cũng chính là người thuộc Vũ Xuyên.

Lý Thị là hậu duệ của Phi tướng quân Lý Quảng nhà Hán. Ông cố của Lý Uyên, Lý Hi, định cư ở thị trấn Vũ Xuyên, và họ là những người đồng hương với hoàng tộc của các triều đại Hậu Chu và Tùy triều.

Ông nội của Lý Uyên là Lý Hổ. Ông là khai quốc công thần của triều đại Tây Ngụy, và được phong là Thái Úy (tương đương với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng), thượng thư tả bộc xạ tương đương với phó tể tướng, được phong tước vị là Lũng Tây quận công.

Sau đó, nhà Tây Ngụy được thay thế bởi nhà Bắc Chu. Sau khi Lý Hổ qua đời, con trai của ông là Lý Bính lên kế vị làm đại tướng quân và đổi tước hiệu là Đường quốc công.

Con trai của Lý Bính là Lý Uyên, được kế thừa tước hiệu là Quận công của Đường gia, và từ “Đường” trở thành quốc hiệu của nhà Đường sau này.

“Đường”, theo truyền thuyết, là nơi sinh sống của bộ tộc Hoàng đế Nghiêu, trong lịch sử được gọi là “Đường Nghiêu”. Nơi này chính là Thái Nguyên một nơi sản sinh ra các thánh nhân.

Gia đình họ Lý là một gia đình thượng võ và luôn là quý tộc ở phía Tây Quan Long. Quan Long dùng để chỉ vùng Thiểm Tây và Cam Túc, vào thời đó có tám nhà quý tộc nổi bật, được gọi là “Tập đoàn bát trụ quốc quân sự”.

Mẹ của Lý Uyên là Độc Cô thị, địa vị cao quý. Chị gái và em gái của Độc Cô đều là hoàng hậu, và em gái thứ bảy là Văn Hiến hoàng hậu của Tùy Văn Đế. Vì vậy, Lý Uyên là cháu của Tùy Văn Hoàng, em họ của Tùy Dương Hoàng đế, và là một người thân cận của hoàng gia nhà Tùy.

Người phát thệ và lật đổ triều đại nhà Tùy thực chất là một cô bé 12 tuổi 785
Ảnh Lý Uyên hoàng đế khai quốc của triều Đường trong lịch sử Trung Quốc, Ông trị vì từ năm 618 đến năm 626, tổng cộng 8 năm. Nguồn Sound of hope

Cuộc sống của Đậu Huệ và Lý Uyên sau khi kết hôn

Dưới thời trị vì của Tùy Hoàng đế, Lý Uyên liên tiếp giữ chức vụ tổng trấn Kiều Châu, Long Châu, Qúy Châu tương đương thứ sử tam châu, thái thú quận Huỳnh Dương, một chức quan địa phương.

Đến năm 613, Lý Uyên phụ trách vũ khí trang bị của kinh đô. Trong thời kì này Đậu Huệ cùng Lý Uyên đã đi nhiều nơi để nhận chức.

Sau khi Tùy Dương đế Dương Quảng lên ngôi, ông ta cũng không coi trọng người anh họ Lý Uyên, vì Lý Uyên giỏi kết bạn với nhiều anh hùng. Cho nên Dương Quảng sinh lòng nghi ngờ. Cuộc sống của Lý Uyên trong chính quyền rất khó khăn. Lý Uyên yêu thích ngựa tốt và có một số ngựa tốt ở nhà, khi Dương Quảng phát hiện ra, anh ta rất bực bội.

May mắn thay, bà Lý Uyên, Đậu Huệ, đã nhận thấy điều đó và thuyết phục Lý Uyên tặng cho Dương Quảng những con ngựa tốt ở nhà, điều này khiến Dương Quảng rất hài lòng. Bà Đậu thường hay giải quyết các vấn đề khó khăn giúp chồng.

Lý Uyên luôn một lòng ngưỡng mộ và biết ơn bà Đậu, nếu không có sự giúp đỡ của bà thì sự nghiệp của ông sẽ khó khăn và gặp nhiều nguy hiểm hơn. Sau khi Lý Uyên trở thành hoàng đế, ông thường hay hồi tưởng về hoàng hậu Đậu Huệ, tiếc rằng bà không cùng ông chia sẻ của cải và vinh dự này. Nếu Đậu Hoàng hậu không chết trẻ, thì Lý Thế Dân đã không gặp đau khổ như vậy.

Sau khi Đậu Huệ và Li Uyên kết hôn, họ có bốn con trai và một con gái. Bốn người con trai là Lý Kiến Thành, Lý Thế Dân, Lý Huyền Phách và Lý Nguyên Cát. Người con yêu quý nhất của Đậu phu nhân chính là người con thứ hai Lý Thế Dân.

Hai con rồng nô đùa chào đón thiên tử hạ sinh

Người phát thệ và lật đổ triều đại nhà Tùy thực chất là một cô bé 12 tuổi
Ảnh: Có hai con rồng bay vờn trước cổng, công bố cho thiên hạ biết một cách kỳ diệu, tốt lành và đặc biệt, Chân long thiên tử đã ra đời. Nguồn Sound of Hope

Trên đường đến Long Châu để nhậm chức, Lý Uyên sống tạm thời ở huyện Vũ Công, tỉnh Thiểm Tây, trong một Dinh thự ở Công quán, ngay cạnh đền Ân nghĩa, đây thực sự là một hang động nơi Lý thế Dân được sinh ra.

Vào tháng 12 Mậu Ngọ năm Khai Hoàng thứ 18 của triều đại nhà Tùy, tức là vào ngày 23 tháng 1 năm 599 sau Công Nguyên, bà Đậu, vợ của Lý Uyên, “sanh nhi bất kinh” đã vô cùng thuận lợi hạ sinh đứa con trai thứ hai này. Đứa trẻ cứ thế từ từ ra đời không khóc không nháo.Rất đặc biệt.

Theo Sách Cựu Đường Thư, Thái Cực Thương có viết: “Có hai con rồng đang chơi đùa ngoài cổng, ba ngày sau chúng mới rời đi”. “Có hai con rồng bay vờn trước cổng, công bố cho thiên hạ biết một cách kỳ diệu, tốt lành và đặc biệt, Chân long thiên tử đã ra đời!”

Vợ chồng Lý Uyên vui mừng khôn xiết nhưng cũng lo sợ tiết lộ thiên cơ nên đã cảnh cáo người nhà phải giữ ý tứ, không được nói ra ngoài. Tập đầu tiên của “Tư liệu lịch sử và văn học quận Vũ Công ” ghi lại: “Dân làng gọi nơi đó là ‘Đường vương động, là nơi sinh ra của Đường Hoàng đế”.

Lời thề đã trở thành sự thực

Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là vào năm 603, khi Lý Uyên được thuyên chuyển đến Qúy Châu làm tỉnh trưởng, một học giả đã đến nhà Lý Nguyên, tự nhận mình là người giỏi nhìn tướng.

Khi ông ta nhìn thấy Lý Thế Dân, lúc đó mới 4 tuổi, ông nói: “dung mạo như rồng phượng, tướng mạo như mặt trời, năm hai mươi tuổi nhất định sẽ an dân”.

Lý Uyên nghe xong, điều này tiết lộ rõ ràng rằng nhị lang nhất định là hoàng đế trong tương lai! Lời này mà truyền ra ắt sẽ mang tai họa!

Lý Uyên sợ lời của học giả bị lộ, liền sai người truy lùng, thì học giả đột nhiên biến mất. Lý Uyên tin rằng học giả là người của thần, và đây là bí mật do thần ban cho ông, sau đó cùng Đậu phu nhân bàn bạc, lấy ý tứ là “Tế thế an dân” nên đặt tên cho con trai là Lý Thế Dân.

Lý Uyên và vợ trước đây 10 năm đã sinh được một cậu con trai lớn là Kiến Thành. Kể từ khi Nhị lang ra đời, cặp đôi đã rất vui vẻ, yêu thích đứa con này.

Bà Đậu rất giỏi về thư pháp và hội họa, thường ngày bà luôn bảo chỉ cho Nhị lang đọc sách, viết chữ, hy vọng rằng Nhị lang có thể tinh thông cả dân sự và quân sự, có thể đảm nhận được trọng trách “tế thế an dân” khi cậu ta lớn lên.

Đậu Huệ đã lập lời thề trong những năm đầu đời của mình là lật đổ nhà Tùy như vậy chồng và con trai của bà đã giúp bà đã hoàn thành sứ mệnh này.

Người phát thệ và lật đổ triều đại nhà Tùy thực chất là một cô bé 12 tuổi 2345
Ảnh Lý Thế Dân là vị Hoàng đế thứ hai của triều đại Nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 626 đến năm 649 với niên hiệu duy nhất là Trinh Quán.

Hoàng hậu Đậu, mẹ của Lý Thế Dân , sinh năm 569 và mất tại quận Vu Trác (nay thuộc Trác Châu, tỉnh Hà Bắc), Tùy Dương đế đại nghiệp năm thứ 9 (613), hưởng thọ 45 tuổi.

Bà được chôn cất trong “Võ thần biệt nghiệp” trên bờ biển Vi Thủy. Sau khi nhà Đường lấy được thiên hạ, bèn truy phong bà là “Hoàng hậu Thái Mục”. Nghĩa trang của bà được gọi là “Lăng Thọ An”. Sau khi Lý Uyên qua đời, Hoàng hậu Đậu được chuyển đến “Hiến Lăng” ở Tam Nguyên.

Vì bà Đậu sống ở Dương Lăng và có những kỷ niệm đẹp về Dương Lăng nên một bài thơ tự tay bà viết được công bố ở đây, điều này cũng chứng tỏ rằng Lý Thế Dân đã được sinh ra ở đây.

“Tất thủy thanh, Vị thủy minh, lưỡng thủy hối lưu lượng như tinh

Tả ngạn hòe, hữu ngạn liễu, Vị hà lưu hành thuyền ki tao

Tương công na tri ngô gia mỹ, chích hữu cư trụ tài minh bạch”.

Bài thơ nói:

Nước sơn mài trong, nước Vi trong sáng, hai dòng nước hòa vào nhau lấp lánh như pha lê.

Hoa hòe ở tả ngạn, cây liễu ở hữu ngạn, một vài chiếc thuyền trên song Vi Hà.

Tướng công làm sao biết được vẻ đẹp nơi ta sống, chỉ khi cư trú mới hiểu được.

Biên dịch Minh Thư
Theo Văn Tư Mẫn – Sound of Hope

 

Xem thêm

[ad_2]