[ad_1]

Ngư dân mang tặng Khổng Tử con cá ế, vì sao Khổng Tử lại gọi ông là “Thánh nhân”?
Nguồn ảnh: DKN

Mỗi người trên thế giới này đều có thể trở thành thánh nhân, chỉ cần mỗi người mang trong mình một trái tim lương thiện, yêu thương người khác. Mọi người nói gì, thậm chí nghĩ gì không quan trọng, quan trọng là họ làm được những gì, bởi những hành vi cao thượng xuất phát từ nội tâm thuần khiết sẽ luôn tốt hơn nhiều so với những ‘động cơ cao thượng’.

Tấm lòng chân thật, lương thiện của lão đánh cá

Khổng Tử cùng đệ tử chu du khắp thiên hạ, lần đi đến nước Sở, chưa kịp làm quen với phong tục nơi đây thì có một ngư dân mang một con cá lớn đến, nói là muốn biếu tặng cho Khổng Tử.

Các đệ tử của Khổng Tử rất lấy làm vui mừng, lịch sự nhận lễ và mau chóng mang con cá đến thưa trước mặt Thầy của mình. Khổng Tử thấu hiểu tâm tư và hảo ý của người đánh cá, nhưng lại nói rõ rằng không thể nhận, bởi vì ông có một nguyên tắc, chính là: “Không nhận đồ của người khác mà không có lý do, không có công lao của mình trong đó”. Khổng Tử luôn sống và làm theo nguyên tắc như vậy, và đây cũng là điều ông thường giáo dục cho đệ tử của mình.

Vì sao 4 người học trò dù xuất sắc siêu phàm vẫn phải bái Khổng Tử làm thầy?

Người đánh cá không phải là một người giỏi ăn nói, vừa nghe Khổng Tử nói không cần thì mặt đỏ bừng lên, vội vàng nói: “Khí trời nóng nực, tôi đã đến mấy cái chợ ở xa để bán nhưng vẫn không bán được, bán không được thì chỉ còn nước vứt nó đi, nhưng làm như thế chẳng bằng đem tặng cho Ngài vẫn tốt hơn.”

Các đệ tử vừa nghe thấy người ngư dân nói vậy thì vô cùng tức giận, có người không nhịn được nữa, giận dữ nói chen vào: “Là vì ông không bán được, vứt đi thì tiếc, nên mới đến tặng cho Thầy của chúng tôi à? Nếu chúng tôi lấy cá của ông, không phải chúng tôi cũng sẽ giống như cái mương nước hôi hám, trở thành nơi cho ông vứt cá sao? Ông hãy cầm cá đi đi!”

Người đánh cá mặt càng đỏ hơn, vừa định phân định lý lẽ nhưng lúc này Khổng Tử đã đứng dậy, làm lễ bái ông hai lần, cung kính nhận lấy con cá rồi nói: “Cảm ơn ông đã đem tặng, tôi không thể không nhận lời ý tốt của ông. ”

Khi người đánh cá đi khỏi, Khổng Tử yêu cầu các đồ đệ của mình làm sạch cá và chuẩn bị cho nghi lễ cúng tế. Các đệ tử đưa mắt nhìn nhau, nhưng không hiểu ý của Thầy, bèn hỏi: “Người đánh cá muốn vứt bỏ số cá này, nhưng Thầy vẫn muốn lấy nó, là do duyên cớ gì?

Khổng Tử bình tĩnh đáp lời: “Ta từng nghe nói rằng những người dốc sức bố thí và không lãng phí những thứ dư thừa đều là Thánh nhân. Bây giờ ta nhận quà tặng của Thánh nhân, làm sao có thể không cúng tế được?”

Người có tấm lòng biết cho đi đều là Thánh nhân

Mỗi người trên thế giới này đều có thể trở thành thánh nhân, chỉ cần mỗi người mang trong mình một trái tim lương thiện, yêu thương người khác. Mọi người nói gì, thậm chí nghĩ gì không quan trọng, quan trọng là họ làm được những gì.

Trong cuộc sống này, thử hỏi đã có được bao người dốc sức cho đi? Thậm chí không thiếu những người dư thừa, thừa thãi đến mức đổ đi cũng không nghĩ đến việc bố thí cho người cần. Có lẽ là vì họ chưa lĩnh hội và cảm nhận được cái giá của lòng tốt.

Khi sẵn sàng mở lòng cho đi, chúng ta sẽ nhận ra rằng, việc mình làm đã mang lại cảm giác thật tuyệt, giống như khi chúng ta tặng cho người khác một bó hoa thơm vậy, hoa đã trao đi rồi, nhưng đôi bàn tay ta vẫn còn thoang thoảng mùi thơm.

Khổng Tử: Luận về bảy điều khác biệt giữa quân tử và tiểu nhân (P-1)

Lòng tốt và sự lương thiện tạo ra hương thơm cho đời chính là theo cách ấy. Nó không chỉ mang đến sự trợ giúp cần thiết cho người đang cần được giúp, giúp họ ổn hơn, có niềm tin hơn… mà còn khiến ta cảm nhận được sự vui vẻ, hạnh phúc ngay trong từng khoảnh khắc của cuộc sống.

Cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp biết nhường nào nếu mỗi người biết trao đi sự thiện lương. Từ xa xưa, cổ nhân đã dạy “Gieo nhân nào gặt quả ấy”, khi con người chúng ta gieo lương thiện, chúng ta sẽ nhận lại trái ngọt. Khi tất cả mọi người cùng được hưởng trái ngọt từ những hành vi tử tế của mình, chẳng phải đó là một điều quá tuyệt vời đó sao?

Đừng nghĩ rằng làm việc thiện phải là việc gì đó to tát để rồi lăn tăn khi mình chẳng có gì để giúp người khác.

Một con cá bán ế, không ăn đến đem tặng cho người khác, đó cũng đã là một hành động đầy thiện chí, được đức Khổng Tử ví là hành động của bậc thánh nhân.

Hay như một nụ cười, một sự nhường nhịn, một thái độ sống tích cực… những cử chỉ tưởng chừng rất đỗi bình thường ấy nếu ta trao cho người khác, đó cũng là hành động mang tên: Lương Thiện.

Đừng ngại cho đi, chúng ta sẽ nhận lại được sự báo đáp ‘bất ngờ’ có thể là ngay lập tức hoặc vào một lúc không ngờ đến nhất.

 

Lan Hòa

Nguồn: Secretchina

Xem thêm

[ad_2]