[ad_1]

Thủ tướng đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang đề xuất phương thức đầu tư phù hợp với loạt dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh, gồm dự án đường vành đai 5 Thủ đô; cảng cạn, trung tâm logistics để thúc đẩy đường sắt liên vận quốc tế; xây cầu Xương Giang và cầu Cẩm Lý…

Cầu Cẩm Lý bắc qua sông Lục Nam thuộc tuyến Quốc lộ 37 là một trong những cây cầu cuối cùng của cả nước dùng chung đường sắt và đường bộ, luôn rình rập nguy cơ mất an toàn giao thông. Cầu Cẩm Lý bắc qua sông Lục Nam thuộc tuyến Quốc lộ 37 là một trong những cây cầu cuối cùng của cả nước dùng chung đường sắt và đường bộ, luôn rình rập nguy cơ mất an toàn giao thông.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 199/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Giang vừa qua.

Tỉnh Bắc Giang thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Độ, đồng thời, cũng nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội, có vị trí địa lý thuận lợi, kết nối hai vùng kinh tế Đồng bằng Sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc. Cùng với đó, nằm trên hai hành lang phát triển kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội, Lào Cai – Hà Nội và sát với vành đai phát triển kinh tế ven biển Quảng Ninh – Thái Bình – Ninh Bình – Thanh Hóa.

Bắc Giang cũng có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp và là cực tăng trưởng của vùng trung du miền núi phía Bắc.

Diện mạo hệ thống giao thông tỉnh có nhiều thay đổi và có sự tiến bộ rõ nét. Tỉnh Bắc Giang có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, có đường sắt, đường cao tốc, đường thủy nội địa, sân bay. Trong đó, tuyến đường bộ nối Bắc Giang – Quảng Ninh nếu được đầu tư xây dựng sẽ tạo lối đi ra biển thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội. 

Năm 2021, tăng trưởng kinh tế tỉnh đạt 7,82%, năm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước; quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng, đạt 129.837 tỷ đồng, đứng thứ 15 toàn quốc. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực.

 

“Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nghiên cứu kiến nghị của tỉnh về đầu tư nâng cấp, mở rộng, chuyển ga Kép thành ga liên vận quốc tế trong quá trình đầu tư nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn”, thông báo nêu rõ.

“Dọn đường” thu hút nhà đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh Bắc Giang đề xuất đầu tư hàng loạt công trình hạ tầng giao thông như đầu tư tuyến đường vành đai 5 Thủ đô, đầu tư cảng cạn và trung tâm logistic để khai phá tiềm năng vận chuyển đường sắt liên vận quốc tế, đầu tư xây dựng cầu Xương Giang và cầu Cẩm Lý.

Thứ nhất, về cơ chế đầu tư tuyến đường vành đai 5 Thủ đô, lãnh đạo Chính phủ đánh giá cao sự chủ động của UBND tỉnh Bắc Giang trong việc nghiên cứu, đề xuất đầu tư tuyến đường vành đai 5, đoạn qua tỉnh Bắc Giang với tổng chiều dài tuyến đường khoảng 9,6 km từ ngân sách tỉnh.

Tuy nhiên, “trước mắt, tỉnh cần rà soát kỹ, cân đối, bố trí vốn để hoàn thành dứt điểm, phát huy hiệu quả các dự án đang triển khai, đảm bảo yêu cầu đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, manh mún, chia cắt. Trên cơ sở rà soát kỹ các nguồn lực, khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác, UBND tỉnh Bắc Giang nghiên cứu, đề xuất phương thức đầu tư phù hợp”, thông báo nêu rõ.

Thứ hai, về khai thác tiềm năng vận chuyển đường sắt liên vận quốc tế, Thủ tướng đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang nghiên cứu, đánh giá sự cần thiết đầu tư cảng cạn và trung tâm logistics đường sắt tại ga Sen Hồ, huyện Việt Yên. Trường hợp cần thiết thì đề xuất cấp có thẩm quyền việc bổ sung vào quy hoạch tỉnh theo quy định.

Căn cứ quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng, Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh Bắc Giang xem xét, quyết định việc đầu tư các dự án cảng cạn, trung tâm logistics theo thẩm quyền, vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền.

Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải phối hợp, hỗ trợ tỉnh Bắc Giang triển khai thực hiện các nội dung liên quan để thúc đẩy vận tải đường sắt, nâng cao hiệu quả sử dụng tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội – Đồng Đăng, giảm tải áp lực cho vận tải đường bộ.

Thứ ba, về đầu tư xây dựng cầu Xương Giang và cầu Cẩm Lý, thông báo nêu rõ UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính rà soát kỹ khả năng cân đối, bố trí các nguồn vốn trung ương, địa phương, vốn ODA để nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư phù hợp.

Trường hợp thật sự cấp bách cần phải triển khai ngay để bảo đảm an toàn giao thông, tỉnh xác định khả năng bố trí vốn để thực hiện, sau khi đã cân đối, bố trí vốn để hoàn thành dứt điểm, phát huy hiệu quả các dự án đang triển khai. 

UBND tỉnh Bắc Giang có thể nghiên cứu phương án sử dụng nguồn vốn địa phương để thực hiện dự án, phù hợp với khả năng của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác; báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn nhanh, kịp thời, hiệu quả.

Trước đó, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành từng đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang làm việc, thống nhất với Bộ Giao thông vận tải để đưa dự án mở rộng cầu Xương Giang trên cao tốc Hà Nội – Bắc Giang và cầu Cẩm Lý trên Quốc lộ 37 vào danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn ODA Hàn Quốc giai đoạn 2023-2026.

Nguồn: https://vneconomy.vn/nghien-cuu-nguon-von-trien-khai-loat-du-an-giao-thong-quan-trong-tai-bac-giang.htm

[ad_2]