[ad_1]

Những sách về tướng đều nói:
Nữ nhân vô mệnh đãn khán phu tinh nghĩa là: Đàn bà vô mệnh thì xem cung chồng.
Thoạt nghe câu ấy có vẻ không thuật tai, vì ai chẳng có mệnh tại sao lại không xem mệnh của chính mình mà phải xem sang mệnh chồng ? Câu hỏi đặt ra sai nên không thể có giải đáp đúng.
Tướng mệnh học nói: nữ nhân vô mệnh, không có nghĩa là đàn bà vô mệnh mà muốn đưa ra định lý xem tướng. Xem số đàn bà khác hẳn so với xem số xem tướng đàn ông, bởi vì xã hội loài người kể từ sau thời kỳ mẫu hệ cách đây vài chục ngàn năm đòi hỏi như vậy. Nếu ta tới khu vực xã hội hãy còn mẫu hệ có thể tướng lý sẽ phải đặt lại, nhưng hiện tại xã hội mẫu hệ hầu như đã gần tiêu diệt chỉ còn lại ở vài bộ lạc người rừng. Vậy ta không thể chấp nhận định lý nữ nhân vô mệnh.
Chế độ xã hội trong đó người đàn bà chấp nhận đức ông chồng làm chủ thể, thì đương nhiên phu tinh cũng trở nên quan trọng với tướng số đàn bà, trong khi đàn ông chỉ cần xem bản mệnh mà thôi.
Phu tinh đối với đàn bà ví như quan lộc cung đối với đàn ông. Xem cung quan đàn ông để biết danh phận, xem cung tài đàn ông để biết tiền bạc giàu có rồi xem đến đường con và thọ mệnh.
Còn đàn bà thì phu tinh làm chủ, phu tinh tốt thì mệnh đàn bà tốt theo, phu tinh xấu thì mệnh khổ, cho nên tướng mệnh nữ nhân tương đối dễ xem hơn nam nhân.
Một tướng học gia Trung Quốc tên Tề Đông Dã kể lại chuyện sau đây:
Có lần ở Bắc Kinh, tôi (lời Tề Đông Dã) tới một quán để đàm thoại, lúc ấy tôi mới nghiên cứu khoa này nên tới đây cũng để học hỏi thêm, cùng với mấy đồng môn khác. Chủ nhân mệnh quán này là Tào tiên sinh đỗ cử nhân, học vấn uyên thâm, cuộc sống lận đận về mở quán này đặt tên là Hữu Trúc Cư Quán.
Hôm đó may mắn tôi được học rất nhiều về cái lý  đãn khán phu tinh  nhờ ba người đàn bà đến đây xem số. Họ là bạn với nhau và mới quen nhau, cả ba đều hơn ba chục tuổi, đếu là các bà thuộc thượng lưu xã hội. Trước tiên lên tiếng là bà họ Lý, giỡ lá số bát tự để nhờ Tào tiên sinh thanh đàm mệnh lý và vận lưu niên ra sao.
Tào tiên sinh trầm ngâm giây lâu rồi nói:
 Cứ theo như lá số bát tự này thì trước 15 tuổi, cô vốn là viên bích ngọc của một tiểu gia, cha mẹ, anh em nâng niu như báu vật. Nhưng đến đúng năm 15 tuổi vào mùa thu thì gia đình cô gặp đại biến, trời đất đảo lộn như một sớm một chiều, tình cảnh cô đang từ thiên đường rơi xuống địa ngục. Từ 15 đến 18 tuổi, cuộc đời nếm trải nhiều bể dâu ngang trái, thân phận phiêu bạt. Năm 24 tuổi, cô tranh chồng người, chấp nhận làm thiếp. Năm 30 vì bị đau ốm mà nhan sắc suy tàn, cô lại gặp người đàn bà khác tranh chấp mất chồng mình, cho đến nay đã được bốn năm, cô ở trong tình trạng thất sủng. Bây giờ lưu niên vận hạn cũng không có gì sáng sủa hơn về chồng con và tiền bạc. Chắc chỉ trong vòng 90 ngày nữa sẽ gặp nhiều thay đổi. Tôi khuyên cô nên vui đạo trời để an mệnh mình thì hơn.
Lý tiểu thư mặt rầu rầu xin hỏi:
Thưa tiên sinh, có vị đoán mệnh khác bảo qua mùa thu này người ấy (chỉ vào chồng) sẽ gặp nguy hiểm cho tính mạng phải không a ?.
Tào tiên sinh trả lời:
Không đúng, chỉ có nguy hiểm cho địa vị chứ không phải tính mạng. Vì số cô sau mùa thu này chỉ thấy  phi tinh bị đoạt  chứ không thấy  phu tinh thụ khắc
Rồi Tào tiên sinh quay lại giảng cho chúng tôi nghe rằng:
Bát tự của Lý tiểu thư đây thuộc loại nữ nhân vô mệnh, phu tinh tuy sáng nhưng lại bất đắc vị thành thử cô ta không thể tránh được cảnh làm lẽ, thêm vào đấy số nói lên sự ly hợp bất định. Năm 15 tuổi phải mồ côi cả cha lẫn mẹ, sớm chiều phải dấn thân vào trạng huống nữa giang hồ. Sau 18 tuổi lấy chồng.
Những lời của Tào tiên sinh khiến Lý tiểu thư xúc động thuật lại chuyện đời của cô, cho biết năm 30 tuổi, vì chũa ngoài dạ con nên mỗ, từ đấy nhan sắc suy tàn mà bị thất sủng.
Xong phần mình rồi Lý tiểu thư lại mở bóp lấy ra một lá số khác nói là của người bạn nhờ mang đi xem dùm.
Chúng tôi thấy lá số này kém Lý tiểu thư hai tuổi, tức là năm nay 32 tuổi. Tào tiên sinh bảo mấy người học trò đoán cho thầy nghe, cả tôi cũng được tham dự.
Ba chúng tôi đều đoán lá số này thuộc lọai cô quả chi mệnh, nếu không thì cũng phải làm ni cô, lưu niện vận hạn năm nay gặp tai nạn nhưng không biết tai nạn gì.
Tào tiên sinh nghe chúng tôi luận chỉ gật gù vừa hút thuốc vừa cười. Chừng nữa giờ sau, Tào tiên sinh mới giảng. Tào tiên sinh hỏi Lý tiểu thư: Cô cho tôi biết người có lá số này hiện có mặt ở đây không ?
Lý tiểu thư đáp: thưa không.
Tào tiên sinh nói:  Vậy các cô đi xem dùm nhưng trong ba cô, cô nào biết rõ về người có lá số này nhiều nhất ?
Lý tiểu thư trỏ vào cô trẻ tuổi trong đám nói: chỉ có chị này biết nhiều nhất vì là chị em họ, còn hai chúng cháu biết đại khái thôi.
Tào tiên sinh bảo: Nếu tôi nói trắng đen lá số trước mặt mọi người thì không có gì gây trở ngại đấy chứ ?
Cô trẻ tuổi đáp: Thưa tiên sinh, cháu chẳng thấy có gì trở ngại cả.
Tào tiên sinh bấy giờ mới thong thả nói rằng: Điều  bất  hạnh  của người mang số này là nhan sắc đẹp quá lại thông minh quá mức
Quay sang cô chị em họ, tiên sinh hỏi:
– Cô biết rõ hay không, ông chồng hiện tại của người ấy là người chồng thứ tư ? Hơn nữa, người chồng hiện tại vẫn chưa là chính thức.
Cô em họ chưa kịp đáp thì Lý tiểu thư đã nói:
-Thưa tiên sinh, chỉ là thứ hai thôi, không phải người thứ tư, còn chuyện không chính thức thì đúng như thế.
Tào tiên sinh nói:
– Quái lạ, căn cứ vào số nhất định phải là người thứ tư vì trước 17 tuổi cô ta đã khắc tử một người rồi, thoái hôn một người, lẹ nào bây giờ vẫn còn thứ hai. Chắc hẳn điều này chỉ mình cô ta rõ.
Tào tiên sinh hỏi cô em họ:
– Thế nào, chuyện bất hạnh cô có biết chăng ? Vì chuyện ấy phải xảy ra thì cộng lại mới thành bốn lần được..
Cô kia cúi mặt xuống nói:
– Thưa tiên sinh, mới đính hôn mà cũng kể là một đời sao ?
Tào tiên sinh vuốt chòm râu bạc rằng:
– Đương nhiên, đính hôn kể như là vị hôn phu.
Số cô ấy là số khắc sát đến ba đời chồng, nếu mệnh lý chẳng tính được cho thông tất dễ nhầm tưởng số ba lần tạo sự nghiệp cho chồng. Như vậy thì đúng rồi.
Cả ba bà khách lẫn chúng tôi đều ngạc nhiên trước sự chính xác của lời đoán. Họ đồng thanh hỏi:
– Thưa tiên sinh, xin cho chúng cháu biết tương lai cô ta còn khắc sat nữa hay thôi ?
Tào tiên sinh nói:
– Nếu như cô ta hiện nay không phải là vợ hay thiếp chính thức thì tránh được khắc sát nhưng thật đáng phàn nàn cho số này, sợ rằng rồ đây mệnh chẳng biết nương tựa vào đâu. Số cô ta phạm đúng vào đào duyên. Sở dĩ năm 17 tuổi, cô bị người thoái hôn, chính là do cái thứ đào hoa sát nó làm hại. Năm nay, nó quay trở lại giống như năm 17, hôn nhân tất khó lòng êm ả, không hiểu gần đây tình trạng cô ta ra sao, đã xảy ra chuyện gì chưa ?
Họ đồng thanh đáp lời:
– Thật không thể nào giấu được tiên sinh, hôm nay cô ta không dám đến vì lẽ có nhiều điều khó nói trước mặt ai, thêm nữa một vị thầy tướng vừa bảo năm nay cô ta sẽ gặp cái họa nguy hiểm cho tính mệnh nên lại càng lo sợ. Chúng cháu xin tiên sinh tính xem cái sát thân chi họa đó có xảy tới chăng ?
Tào tiên sinh nói:
– Ngay lúc đầu, tôi đã bảo  với các cô, số người ấy  bấy hạnh ở chỗ quá đẹp và quá thông minh. Mỹ lệ quá khiến cho đàn ông thèm muốn chỉ những chực hại: thông minh quá nên đàn bà thường tự hại mình. Người ấy lúc còn nhỏ tuổi đã làm một điều lầm lỡ. Lẽ ra theo đạo đức của người đi xem tướng mệnh không nên nói, nhưng vì các cô đã cầu khẩn thì tôi cũng chẳng giấu làm gì. Theo phép tính của bát tự thì hạnh vận của đời cứ năm năm là một vận. Mười lăm năm trước đây, vận hành của cô ta giống in như vận này tức là phạm đào hoa sát, cho nên việc tình duyên cũng xảy ra lắm rắc rối.
Trầm ngâm giây lát rồi tào tiên sinh giảng cho khách lẫn chúng tôi nghe rõ vấn đề đào hoa, tiên sinh nói:
– Tục ngữ có câu: Mệnh đới đào hoa nhân nhân ái  nghĩa là mệnh có đào hoa được mọi người thương. Đào hoa ở mệnh là tốt. Tuy nhiên, phải phân đào hoa làm nhiều loại. Trước hết là chính đào hoa và thiên đào hoa. Số đàn bà có chính đào hoa thì dù diện mạo xấu cũng vẫn được chồng yêu quý, ta chẳng thấy thường bao nhiêu đàn bà nhan sắc tầm thường mà vẫn được chồng sủng ái, trái lại người đàn bà dung mạo diễm lệ mà bị chồng chán ghét, đấy chính là bởi trong mệnh có thiên hay chính đào hoa. Nếu như trong số thiên đào hoa, cả chồng lẫn các đàn ông khác đều say mê mà bản mệnh không kiện vượng để chống đỡ ắt là sẽ đưa đến tình trạng rắc rối bất trinh hoặc tình ái quỷ quái. Các cô biết không, cô bạn của các cô đây đã phạm phải thiên đào hoa, còn đi xa hơn nữa là nó trở thành kiếp và sát đào hoa bất hạnh ở chỗ đó.
Một trong ba cô cất tiếng hỏi:
– Thua tiên sinh, người có thiên đào hoa trong mạng số thường là đẹp lắm phải không ạ ?
Tiên sinh đáp:
– Nữ nhân thiên đào hoa không nhất định phải là người đẹp nhưng thái độ lẳng lơ yêu dã thì nhất định có.
Tào tiên sinh cười tủm tỉm rồi nói tiếp:
– Riêng cô bạn của các cô đây dĩ nhiên là thái độ lẳng lơ mà mặt mũi cũng thập phần nhất lệ.
Lại thêm cô khác hỏi:
– Thưa tiên sinh, xấu đẹp của con người qua bát tự cũng biết được nữa sao ?
– Đúng vậy, bát tự của một người ví như tướng mạo của người đó, xem tướng thì nhìn mặt mũi, xem số thì suy bát tự.. Theo tôi luận đoán qua số cô bạn
cô, tôi thấy cô ấy cao hơn hai cô, ngang ngang tầm thước với Lý tiểu thư. Da dẻ cô ta chắc chắn phải trắng hơn tất cả ba cô rồi. Tôi suy bát tự như vậy chẳng biết đúng hay không ?
– Thưa tiên sinh, chúng tôi chịu là rất đúng, chị ấy đẹp, da dẻ mỹ lệ hơn cả, tiếc một điều là lại rơi vào số bất hạnh.
Tào tiên sinh chậm rãi thở khói thuốc rồi tiếp:
– Bây giờ tôi xin nói chuyện gì đã xảy ra cho cô ta năm 17 tuổi. Tôi nhắc mấy cô câu thơ: Nhất chi hồng hạnh xuất tương lai (một cánh hồng hạnh ra ngoài bờ tường). Có thể lấy câu thơ này làm ngữ án cho cái cánh đào hoa sát của nữ mệnh. Số con gái có thiên đào hoa trước nên xét xem nó là  tướng ngọai đào hoa  hay  tướng nội đào hoa. Đào hoa của cô này thuộc loại  tướng nội đào hoa  vì thế đã phạm gian với người trong họ, việc phát giác, nhà chồng chưa cưới mới tuyên bố thoái hôn…
Vừa dứt câu thì Lý tiểu thư trố mắt kêu  Mỹ Anh !
Và quay về phía cô trẻ nhất trong đám mà hỏi:
– Có chuyện ấy thật sao ?
Mỹ Anh gật đầu nhỏ nhẹ:
– Cũng nghe thấy nhà xầm xì như vậy.
Tào tiên sinh nói:
– Cái chuyện ấy chính là chuyện mà tôi định giấu đấy.
Mỹ Anh nói:
– Mệnh lý tiên sinh thật là cao minh, số của người chị họ cháu khổ quá, sau khi bị thoái hôn rồi còn lắm chuyện phiền não vô cùng. Nay không biết chuyện mới so với năm 17 tuổi ra sao ?
– Lần này chắc còn nghiêm trọng hơn, tôi muốn nhắc lại thêm cái gì đã nói là cô ta đẹp quá và thông minhhơn người mà cô ta nghĩ rằng tự mình có thể kiểm soát được áci bụng, nào ngờ mọi biện pháp của cô ta đều hỏng vì số mệnh.
Lý tiểu thư vội đưa mắt về phía Mỹ Anh như muốn dọ hỏi thì cô Mỹ Anh cúi đầu thở dài nhẹ mà rằng:
– Cái bụng tới bốn tháng mới phát giác, phá thai không kịp. vẫn một giọng đều đều như tiếng tụng kinh:
– Lá số này ghi rành rành cái niên hạn quái ác của vận 17 tuổi với ba việc trọng đại của đời con gái. Thứ nhất là: Vị xuất khuê môn tiên hữu tử (chưa ra khỏi khuê môn đã có con trong bụng). Thứ hai là  sắt cầm vị hòa dĩ cải cần sắt  (chưa hòa âm đã mỗi kẻ một nơi). Thứ ba là: Cầu sinh bất đắc tử bất thành  (sống dỡ mà chết cũng không xong, muốn mượn dòng sông, chén thuốc độc rũ sạch nợ đời nhưng không dám).
Tào tiên sinh quay về phía Mỹ Anh hỏi:
– Nhưng cô có biết cuộc sống của cô ấy gần đây thế nào không? Nó đã na ná giống như năm 17 chưa? Và tôi nói trước mặt mọi người đây có hại gì chăng?
– Dạ, xin tiên sinh cứ dạy, chúng cháu chẳng giấu nhau điều gì cả, làm sao mà lấy giấy gói lửa được. Cháu muốn biết năm nay tính mệnh chị ấy có nguy hiểm không, có bị đưa ra pháp đình hay tù ngục gì không? Cái biết của cháu chỉ là cái biết bề ngoài chắc khó bằng lời suy đoán bát tự nơi tiên sinh.
– Năm  nay, cô  ấy lại có chuyện tường  nội  đào hoa  nữa, nhưng may vì không mang thai nên đỡ nhiều rắc rối. Năm nay cũng không thấy quan phủ nên chuyện ra pháp đình chẳng lo, còn về tính mạng thì kể từ ngày 15 tháng trước đến cuối tháng sau đây thấy những hiện tượng nguy hiểm e cô ta muốn tự sát nhưng mệnh trung hữu cứu, tôi nghĩ cũng không sao. Chỉ một điều khó tránh nổi là phải cái người đàn ông mà cô ta đã chung sống 10 năm qua.
Lời Tào tiên sinh sau này Lý tiểu thư và Mỹ Anh mới thấy đúng, vì cô bạn quý ấy tư thông với em ruột người chồng già nhân ngãi bị cả hai bà vợ của hai ông bắt được, cô ta tự sát và được cứu thoát.
Phu tinh trong số mệnh quan hệ đến đời người như vậy đó.
Phu tinh của nữ nhân trên tướng học hiện vào cái mũi rối đến cái trán, rồi đến đôi mắt, rồi đến bộ vị hiên môn (tức vùng góc mặt chạy từ cuối mắt vào tóc mai).
Ở trên đã nói về mắt và qua hiên môn, bây giờ xin nói về cái mũi.
Trước hết cần phải hiểu ít danh từ chuyên môn về mũi đã. Mũi gốc nó giáp trán, đầu nó ở gần miệng. Mũi thuộc hành thổ được ví như một trái núi đứng giữa mặt người ta. Gốc mũi gọi là sơn căn, đầu mũi gọi là chuẩn đầu, hai bên lỗ mũi trái gọi là gián đài, phải gọi là đình úy, sống mũi gọi là tị lương.
Đàn bà có cái lỗ mũi đẹp thường lấy chồng sang, giỏi. Đàn bà mũi xấu, gẫy, gồ, tị lương hãm, sơn căn lõm thường vất vả về đường chồng con.
Sách tướng viết: Quyền cao tị tiểu định sát tam phu (quyền cao mũi nhỏ giết tới ba chồng) chứng tỏ sự quan hệ của mũi về đường chồng.
Mũi cũng chịu ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tiền bạc và tâm tính của nữ nhân nữa. Vậy thì xem  phu tinh  cần nên nhớ phải phối hợp cùng các bộ vị khác có liên hệ với phu tinh để được thêm phần chính xác.
Cổ tướng pháp bảo: Nữ tị chủ phu tinh (cái mũi đàn bà thế nào chồng sẽ như thế). Không rõ cổ nhân căn cứ vào đâu mà đưa ra định lý chắc nịch như vậy. Khoa tướng học vốn là khoa quỹ tập kinh nghiệm cả ức triệu trường hợp  trong nhiều năm, nên căn cứ của nó chắc chỉ ở kinh nghiệm rộng lớn ấy ra mà thôi. Tuy nhiên, kinh nghiệm càng thêm lên thì càng thấy định lý phu tinh là cái mũi đàn bà càng đúng.
Lư Nghị An trong cuốn Tân nhân tướng học viết:
Cái mũi đẹp ỷ lệ như hoa không mang chất điểm khuyế hãm đàn ông sẽ lấy được mỹ nhân, đàn bà sẽ lấy được chồng tài giỏi.
Chữ Đẹp của tướng học khó hơn cái đẹp của mỹ học vì đẹp của tướng đòi hỏi sự hợp cách, tương xứng và phối hợp. Còn cái đẹp của mỹ học chỉ cần mũi em xinh xinh là đủ.
Mũi mà quăn queo, gãy khúc, lệch bên trái, lệch bên phải, đàn bà chắc chắn sẽ thiệu phu huệ nghĩa là dễ bị lạnh nhạt, chia lìa cả tới ba bốn phen, khó lòng an thân hạnh phúc. Danh từ tướng học bảo đó là mũi quả phụ.
Những cặp vợ chồng cả hai đều có mũi quá cao thường là cặp vợ chồng ưa cãi lộn và dễ chia lìa nhau nhất. Cho nên lúc kén vợ kén chồng nếu thấy người mũi thấp một chút hãy lấy, ngược lại nếu thấy người quá thấp thì cũng chớ vội vàng, để kiếm xem ai mũi cao hơn một chút hãy lấy. Cứ như thế mới mong đời sống lứa đôi êm ấm.
Mũi đàn bà cần hình thái vừa phải không lớn quá, nhỏ quá hoặc cao quá.
Mũi phải sáng, mịn  màng  dầy dặn, lỗ mũi phải kín đáo không hoắc ra hoặc hếch lên như mũi heo, hoặc thịt mỏng.
Gián đài, đình úy bằng băn không bên cao bên cấp.
Từ gốc mũi tới đầu mũi phải cân xứng không gốc lép đầu lớn hoặc chảy xệ, không đầu lép gốc gồ.
Sống mũi phải thẳng, cao cao không thiên lệch, gẫy khúc, phải khoẻ mạnh, kiên thực không yếu nhược, nhũn nhẽo.
Trên mũi không nên có văn ngang, văn dọc hay chí (nốt ruồi chết).
Hôi đủ những  điều  kiện kể trên đây là mũi hợp cách. Nếu mũi thịt mỏng, xương lộ thì tâm tán và phúc bạc.
Nếu mũi quá cao thì kiêu ngạo dỡm, gây thành phu phụ vô duyên, con cái khó ở, lục thân bất hòa nên cảnh cô độc.
Nếu mũi nhỏ quá dễ làm hại chồng, vận khí mỗi lúc mỗi suy, lười lĩnh và ỷ lại.
Nếu mũi vừa nhỏ lại vừa sống mũi thấp hãm thì tiền không dính túi, chồng chẳng ra gì.
Nếu mũi bỗng dưng có vài tia máu đỏ ở lỗ mũi chạy ra, đại hao tán tiền bạc.
Nếu hai lỗ mũi ửng đỏ lên là tâm tính tán loạn.
Nếu đầu mũi đỏ gay hoặc nhiều tia máu hội tụ là người gian trá, dã tâm có thể hại chồng.
Nếu đầu mũi lớn quá khổ là triệu chứng của lòng tham, lòng dục cực mạnh.
Mũi chắc chắn, cứng cáp thì tâm trí bền vững, mũi èo uột nhũn nhẽo thì hay chán nản.
Đầu mũi như có dầu mở chảy ra thì đa dâm.
Những kiểu mũi tốt của đàn bà ghi trong cổ tướng học gồm có:
Mũi trái mật treo: (huyền đởm tị)
Hình thù nó giống như bọc mật cá hay mật gà treo lên, nhỏ thon tròn trịa, đầu mũi với gián đài đình úy hợp thành một khối không thành nhánh như nhánh tỏi.
Sách  thần tướng toàn biên có thơ về mũi trái mật treo như sau:
Tị như huyền đởm chuẩn đầu tề
Sơn căn bất đoạn vô thiên ỷ
Gián đài, đình úy mô hồ tiểu
Phú quý vinh hoa ưng tráng kỳ
nghĩa là: Mũi tựa trái mật treo, chuẩn đầu tròn trịa, sơn căn không gãy, sống mũi không lệch. Gián đài đình úy không chia nhánh rõ rệt, lớn lên tất giàu sang.
Mũi dọc dừa: (tài đồng tị)
Sống mũi dài thẳng hơi cao cao, chuẩn đầu tròn nở, sắc mũi sáng đẹp không văn phá hay nốt ruồi.
Sách  Thần tướng toàn biên có thơ về mũi dọc dừa như sau:
Tị chuẩn phong doanh tựa tài đồng
Gián đình bất khuyết tỉnh đỗ phong
Tuy nhiên vị hưởng thiên chung túc
Dã thị nhân gian nhất phú nhân
nghĩa là:  Từ chuẩn đầu chạy thẳng lên sơn căn trông như ống tre, hai cánh mũi dầy dặn bất khuyến hãm. Tuy không được hưởng bổng lộc vạn chung thóc của vua nhưng cũng là một người giàu trong nhân gian.
Mũi trâu: (ngưu tị)
Là loại mũi lớn nở nang dầy đặn, mũi trâu hiếm thấy trường hợp đi với nước da mịn màng, tuy nhiên vẫn là tốt.
Sách  Tướng lý hành chân  có thơ về nhưu tị như sau:
Ngưu tị phong tề căn thả đại
Gián đài đình úy hựu phân minh
Niên thọ bất cao thả bất nhuyễn
Phú tích kim tư gia đạo thành
nghĩa là:  Mũi trâu thì đầu mũi lớn, sơn căn cũng lớn, hai bên cánh mũi rõ ràng phân minh, tuy sống mũi không cao nhưng mũi thật cứng cáp, người mũi trâu phân đông giàu có.
Những kiểu mũi xấu của đàn bà gồm có:
Mũi cô phong: (như chõm núi chơ vơ)
Lớn mà nhiều xương ít thịt, lưỡng quyền gần như không thấy, ng ười cô đôc. Sách  Thần tướng toàn biên có thơ về cô phong tị như sau:
Tị đại vô nhục táo môn khai
Lưỡng quyền đê tiểu tị thôi ngôi
Thử tị túng đại vô tài ích
Nhược vi tăng đạo miễn ai tai
nghĩa là:  Mũi lớn mà không có thịt, lỗ mũi toác hoác hai bên lưỡng quyền bất kiến, mũi cứ cao lêu nghêu, mũi này dù lớn chăng nữa tiền bạc cũng khó tích tụ. Nếu đi tu thì đỡ được chuyện buồn khổ.
Mũi quăn queo: (tam loan tam khúc tị)
Mũi vì thịt nhẽo, sống mũi yếu mà nó thành lượn khúc đều gọi là tam loan tam khúc tị., sảo trá và nghèo hèn.
Sách  Thần tướng toàn biên có thơ về tam loan tam khúc tị như sau:
Tị hữu tam loan thị phản ngâm
Tính tình khúc tị họa đa xâm
Gian mưu sự nghiệp nan như ý
Cô độc doanh doanh khổ liễm tâm
nghĩa là:  Mũi quăn quen sách gọi là  phản ngâm  tính tình kỳ quặc dễ gặp họa, hay gian trá mà chẳng thành việc gì, cô độc khổ tâm suốt đời.
Mũi lộ sống: (lộ tích tị)
Sống mũi cần có thịt đắp lên cho mềm mại, tròn trịa, nếu sống mũi lộ rõ ra gọi là lộ tích tị. Mũi này nói lên thân phận khổ, ly phu.
Sách Thần tướng toàn biên có thơ về lộ tích tị như sau:
Tị sưu lộ tích sơn căn tiểu
Hình dung thô tụ cốt thần hôn
Thổ vô vạn vật giai linh lạc
Túng nhiên bình ổn dã cô bần
nghĩa là:  Mũi gãy trơ xương, sơn căn lại nhỏ, hình dung thô tục là thổ tinh hư hoại, vạn vật bất sinh, cuộc đời lưu lạc, nếu sống yên ổn thì cũng nghèo và cô đơn.
Mũi nhọn như dao: (nhẫn phong tị)
Mũi đã lộ cốt thêm đầu mũi nhọn hoắc gọi là đao tị hay nhẫn phong tị. Người có mũi này rất gian ngoan, khó mà ăn ở lâu bền với ai.
Sách Thần tướng toàn biên có thơ về nhẫn phong tị như sau:
Tị luơng lộ tích như đao bối
Chuẩn đầu vô nhục táo môn khai
Huynh đệ vô duyên tử khắc tận
Lao lao bác bác chủ cô đan
nghĩa là:  Sống mũi lộ ra như sống dao, chuẩn đầu vô nhục nhọn hoắt, lỗ mũi rộng toang, anh em con cái đều xa lánh, hoặc không sinh con, suốt đời vất vả, cuối đời cô độc.
Mũi hếch: (lộ táo tị)
Đầu mũi hếch lên để lộ rõ ra hai lỗ mũi thì vất vả, cay đắng.
Sách Ma Y tướng pháp có thơ về lộ táo tị như sau:
Khổng đại tị cao khiếu lưu trường
Tu tri gia hạ thiểu y lương
Gian tân thụ khổ đa lao bác
Vị tánh tha hương thực khả thương
nghĩa là:  Lỗ mũi đã lớn, mũi đã cao lại chạy dài, nên hiểu như vậy là trong nhà thiếu ăn, gian tân khổ sở trăm bề, nếu chưa chết ở tha hương thì cũng là người đáng thương.
Mũi két hay mũi chim ưng: (ưng chủy tị)
Đầu mũi quặp vào miệng, hai bên gián đài đình úy như co rút lại. Đàn bà tàn ác gian thâm.
Sách Thủy Kính  có thơ về ưng chủy tị như sau:
Tị lương lộ tích chuẩn đầu tiêm
Hựu như ưng chủy toả thần biên
Gián đài đình úy câu đoản sóc
Trác nhân tâm tủy ác gian tân
nghĩa là:  Đầu mũi nhọn quặp vào môi, hai cánh mũi co rút là mũi chim ưng moi gan moi ruột người, ăn mất cả phần chồng phần con.

[ad_2]