Muốn con đường sự nghiệp “lên hương” bạn phải nắm vững nghệ thuật giao tiếp với sếp, càng khôn khéo càng dễ dàng thăng tiến.

1. Nghệ thuật giao tiếp với sếp: Không ngại nhận việc khó

Chắc hẳn bất cứ lãnh đạo nào cũng muốn nhận được thành tích tốt từ nhân viên. Bởi một phần kết quả đó cũng chứng minh khả năng quản lý, xử lý công việc của họ. Hơn nữa, thành tích tốt cũng khẳng định được tài năng của một tập thể. Đừng quên, sự giỏi giang của cấp dưới cũng “góp phần” vào thể diện của cấp trên.

Nghe-thuat-giao-tiep-voi-sep-3-kieu-nguoi-duoc-cap-tren-coi-trong-1

Nên nếu cấp dưới lười biếng, không linh hoạt thì chắc chắn cấp trên cũng không dành nhiều sự yêu mến, coi trọng cho lắm. Những nhân viên luôn sẵn sàng nhận việc khó, không né tránh nhiệm vụ được giao thì chắc chắn sẽ được cấp trên ghi nhận tài năng. Bởi chẳng có vị sếp nào thích đôi co, mặc cả với nhân viên cả. Thế nên, những nhân viên không ngại nhận việc khó và hoàn thành tốt công việc sẽ luôn được cấp trên tán thưởng, coi trọng.

2. Nghệ thuật giao tiếp với sếp: Sẵn sàng chia sẻ

Làm việc trong một tập thể, việc chia sẻ với các đồng nghiệp khác là điều mà mỗi nhân viên nên thực hiện. Như đã nói ở trên, một tập thể tốt sẽ “góp phần” vào thể hiện của cấp trên. Và để có được một tập thể tốt đúng nghĩa thì mỗi cá nhân đều phải là những người có giá trị. Một nhân viên tốt, biết chia sẻ, biết khiêm nhường sẽ góp phần giúp tập thể đi lên.

Nghe-thuat-giao-tiep-voi-sep-3-kieu-nguoi-duoc-cap-tren-coi-trong-3

Quảng cáo

Trong môi trường công việc, bất cứ ai cũng muốn “giành” phần tốt về mình để chứng minh giá trị của bản thân trước mặt các sếp. Đó là tâm lý bình thường của con người, không có gì đáng lên án cả. Nhưng một nhân viên biết tiến biết lùi, biết mình biết ta, sẵn sàng chia sẻ với đồng nghiệp sẽ được sếp coi trọng hơn cả. Đừng nghĩ rằng “một bước lùi” ở đây là chịu thiệt, thực tế bước lùi của họ là cách thăng tiến “có tính toán” cả đấy!

3. Nghệ thuật giao tiếp với sếp: Biết cách nói chuyện với cấp trên

Giao tiếp vốn không phải là một chuyện dễ dàng, đặc biệt là khi nói chuyện với cấp trên của bạn. Trước mặt lãnh đạo, nếu bạn quá khiêm tốn có thể sẽ bị đánh giá là không năng động, từ đó có thể tự đánh mất cơ hội của bản thân. Ngược lại, nếu bạn tỏ ra quá ngạo mạn, nói chuyện ba hoa, khoác lác vô căn cứ thì lại không nhận được sự tin cậy từ cấp trên.

Nghe-thuat-giao-tiep-voi-sep-3-kieu-nguoi-duoc-cap-tren-coi-trong-4

Đối với lãnh đạo, một nhân viên có thái độ đúng đắn, biết lắng nghe, biết đánh giá vấn đề, biết đặt câu hỏi đúng chỗ, biết đưa ra các phương án phù hợp,… chắc chắn sẽ được trọng dụng. Trong những trường hợp như vậy, sếp sẽ nhìn ra được bạn là người vừa có kiến thức, vừa biết lễ nghi phép tắc nên sẽ rất yêu thích và coi trọng bạn.

Là một người khôn ngoan, bạn đừng bao giờ nói chuyện với cấp trên bằng giọng điệu thách thức, cũng đừng đưa ra những vấn đề chuyên môn họ không hiểu. Bởi họ sẽ cảm thấy bạn đang đe dọa vị trí của họ cũng như bạn tỏ ra quá kiêu căng. Do đó, giao tiếp với sếp cũng là cả một nghệ thuật.

Xem thêm: Nguyên tắc về tiền bạc: Thay đổi sự kiểm soát của tiền bạc cuộc sống tự nhiên sẽ “đủ”



Dự án xem nhiều:

Có thể bạn sẽ quan tâm: