[ad_1]

“Nếu ly hôn, ông sẽ ra đi tay trắng” là câu chuyện ngắn về đạo nghĩa vợ chồng khiến người đọc không khỏi xót xa, suy ngẫm.

Câu chuyện “Nếu ly hôn, ông sẽ ra đi tay trắng”

Lúc anh lấy chị, chị đã có nhà cấp 4 tại nội thành thành phố rồi. Nhìn chị lùn tịt, còn anh thì cao ráo. Lúc chụp hình cưới, chị đứng trên cái ghế dựa vậy mà chỉ mới tới cằm anh. Sau cưới, anh về nhà chị ở, vì anh không có của cải tích trữ gì. Lúc ấy, những lời ong tiếng ve bảo anh là “chuột sa chĩnh gạo” cứ tiếp nối không ngừng.

Từ ngày sinh con, chị nghỉ làm. Anh tuy công việc không ổn định lắm, nhưng được cái chịu khó làm việc, không bê tha cờ bạc nên tiền đưa cho chị tuy không nhiều nhưng cũng tạm ổn.

Lúc con 4 tuổi thì anh chị làm nhà mới, đổ ba tấm khang trang chắc chắn. Dĩ nhiên lúc làm nhà là có vay mượn, nhưng không nhiều. Có lẽ nhờ chị giữ tiền giỏi nên mới sớm cất được nhà.

Neu-ly-hon-ong-se-ra-di-tay-trang-cau-chuyen-sau-sac-ve-dao-nghia-vo-chong-2

Con tới tuổi đi học thì chị bắt đầu đi làm lại. Tính chị vốn ham công tiếc việc, làm thêm làm nếm nên thu nhập bình quân khá cao. Có tháng, thu nhập của chị còn cao hơn thu nhập của anh. Người nào kiếm được nhiều tiền hơn, người ấy có quyền. Tuy chị vẫn nấu những món anh thích, vẫn việc nhà việc người chu toàn, nhưng thái độ và cách ăn nói của chị đã khác ngày trước. Anh nói gì là chị cướp lời bẻ lái theo ý chị ngay. Chị nói gì, làm gì là luôn luôn đúng.

Quảng cáo

Tuy anh không thực sự giỏi nhưng cũng không đến nỗi tệ. Rượu bia ít, cờ bạc không, còn biết làm việc nhà và nấu ăn cũng khá giỏi. Nhưng biết thế nào cho vừa, anh biết làm cái này, chị lại chê anh không biết các khác. Và thường lấy những người trong xóm ra để so sánh. Đôi lúc, anh có cảm giác chị không có chút tôn trọng nào dành cho anh. Mỗi lần trò chuyện, chỉ được vài ba câu đầu là êm đẹp, nếu nói tiếp kiểu gì cũng to tiếng, không thể hòa nhập nổi. Không dưới ba lần, chị hù anh rằng “Nếu ly hôn, ông sẽ ra đi tay trắng”. Không hiểu chị căn cứ vào đâu mà nói thế.

Neu-ly-hon-ong-se-ra-di-tay-trang-cau-chuyen-sau-sac-ve-dao-nghia-vo-chong-1

Căn nhà cấp bốn ngày xưa chị mua là giấy tờ tay. Sau này, lúc chị lấy anh mới làm sổ đỏ và theo luật mới, dĩ nhiên chị và anh đồng sở hữu căn nhà này. Anh biết, nhưng không đáp trả chị lời nào. Ly hôn là chuyện chẳng đặng, vậy mà chị cứ luôn có suy nghĩ ấy. Có lẽ chị coi thường anh quá chăng? Chắc chỉ có coi thường chị mới thốt ra được câu “Nếu ly hôn…” ấy!

Chị đã nhập hộ khẩu thành phố, còn hộ khẩu anh vẫn ở quê. Nhiều lần chị thắc mắc sao anh không chuyển khẩu, anh cười trừ nói “Để dành có đường lui, ai biết tương lai thế nào!”. Chị nghe thế, bĩu môi nói: “Đồ lạc hậu!”.

Anh có sự tính toán riêng của anh. Ở quê, anh được bố mẹ di chúc cho một miếng đất lớn, tầm khoảng vài tỷ. Anh không bán và không chuyển hộ khẩu để biết đâu, vào một ngày xấu trời nào đó chị không hù dọa nữa mà đòi ly hôn thật thì anh còn có chốn để về. Còn căn nhà hiện tại, anh sẽ để lại cho chị nuôi con. Đấy là anh dự phòng như thế. Còn hiện tại, anh vẫn chăm chỉ làm việc, có bao nhiêu tiền đều đưa chị hết. Cuộc sống thường ngày vẫn trôi, có vẻ êm đềm, nhưng ai biết được ngày mai sẽ ra sao…

Xem thêm: Ở hai đầu nỗi nhớ – Câu chuyện sâu sắc về bài thơ giàu cảm xúc

[ad_2]