[ad_1]

Trước tình trạng thiếu hụt nguồn cung do đứt gãy chuỗi cung ứng, Tổng Công ty Tân Cảng – Sài Gòn đã mở rộng nhiều tuyến dịch vụ quốc tế nhằm thông suốt chuỗi cung ứng Việt Nam – Trung Quốc…

Chuyến tàu đầu tiên A XINXIA thuộc tuyến TVT2 của Taicang cập cảng Tân Cảng – Hiệp Phước. Chuyến tàu đầu tiên A XINXIA thuộc tuyến TVT2 của Taicang cập cảng Tân Cảng – Hiệp Phước.

Nằm trong hệ thống của Tổng Công ty Tân Cảng – Sài Gòn, cảng Tân Cảng – Hiệp Phước vừa đón thành công tuyến dịch vụ mới TVT2 do Taicang Container Lines (Taicang) khai thác nhằm duy trì thông suốt chuỗi cung ứng Việt Nam – Trung Quốc.

TVT2 là tuyến dịch vụ thứ 2 của Hãng tàu Taicang cập dài hạn tại cảng Tân Cảng – Hiệp Phước với tần suất 1 chuyến/tuần, nâng tổng số tuyến dịch vụ hiện hữu tại Tân Cảng – Hiệp Phước lên tổng số 8 tuyến quốc tế và 1 tuyến nội địa.

Bên cạnh Taicang và Nanjing là 2 cảng trọng yếu tại Trung Quốc, tuyến TVT2 sẽ cập cảng Mipec tại Hải Phòng nhằm gia tăng sự lựa chọn và cơ hội cho khách hàng đi thị trường ngách mà Taicang đã và đang tập trung.

Trước đó, cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng thuộc hệ thống cảng của Tổng công ty Tân Cảng -Sài Gòn cũng đã thành công đón tuyến dịch vụ đầu tiên CKV2 của hãng tàu SITC.

Chuyến tàu đầu tiên mang tên SITC GUANGXI thuộc tuyến dịch vụ CKV2 của hãng tàu SITC có sức chở 1.800 Teu, tải trọng 21.400 DWT, LOA 172m.

CKV2 là tuyến dịch vụ nội Á, được đưa vào khai thác hàng tuần tại cảng TC-HICT với hải trình: Qingzhou – Xiamen – Incheon – Qingdao – Shanghai – Hongkong – Sihanoukville – Bangkok – Laem Chabang, kết nối thị trường Việt Nam – Trung Quốc – Thái Lan – Singapore, đáp ứng nhu cầu giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa cho các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Theo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, tuyến CKV2 khai thác tại Tân Cảng – Hải Phòng đã nâng tổng số tuyến dịch vụ quốc tế của Tân Cảng – Hải Phòng hiện tại lên đến 14 tuyến, góp phần gia tăng vị thế, vai trò của cảng nước sâu Tân Cảng – Hải Phòng không chỉ tại Việt Nam mà vươn tầm vai trò kết nỗi chuỗi dịch vụ logistics toàn cầu.

Đáng chú ý, việc tăng thêm các tuyến dịch vụ kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa lớn trong việc duy trì thông suốt và mở rộng kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam và Trung Quốc, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường trong giai đoạn phục hồi từng phần, nỗ lực kiểm soát đợt bùng phát dịch Covid-19 tại Trung Quốc hiện tại.

Nguồn: https://vneconomy.vn/mo-rong-nhieu-tuyen-dich-vu-ket-noi-chuoi-cung-ung-viet-nam-trung-quoc.htm

[ad_2]