[ad_1]

Đi làm cả ngày lại bận rộn vun vén gia đình nhưng chị Lê Thị Định (Đắk Lắk, Buôn Ma Thuột) vẫn nhín nhút thời gian chăm sóc vườn nhằm cung cấp rau sạch gia đình. Chị kể: “Mình bén duyên với vườn vào năm 2008, khi sinh con đầu lòng và muốn có rau sạch cho con ăn dặm. Ban đầu, mình chỉ trồng trong thùng xốp, sau đó thấy rau tự trồng ngon ngọt hơn đi mua, lại đảm bảo an toàn nên mình quyết định trồng ngoài vườn”.

Hiện tại chị Định đang làm kế toán trưởng và sống trong gia đình có 5 thành viên gồm mẹ chồng, chồng và hai con.

Mẹ đảm Đắk Lắk dùng cơm thừa, nước vo gạo tưới vườn: Rau lên lớp lớp, mơn mởn xanh tốt - 1

Một góc vườn nhà chị Định.

Dành 2 tháng cải tạo, được vườn 150m2 xinh đẹp

Cách đây 14 năm, khu vườn xinh đẹp của chị Định chỉ là miếng đất chất đầy cát, gạch và xà bần do xây nhà để lại. Chị Định mất 2 tháng cải tạo, nhặt gạch đá bỏ tạo lối đi, đổ thêm 2 xe đất mặt khoảng 600.000 đồng và lắp hệ thống tưới khoảng 700.000 đồng. Phần còn lại, mẹ đảm Đắk Lắk cưa đôi cái chum cũ được hàng xóm cho, xin thêm gỗ bìa đóng thành thùng để đổ đất vào trồng rau.

Đến tháng 9/2021, chị Định tranh thủ thời gian giãn cách xã hội để sửa sang lại vườn. Chị đầu tư khoảng 1.125.000 đồng để mua gạch, cát, xi măng xây lối đi. Khu vườn hiện tại rộng 150m2, gồm khu vực phía trước vẫn còn gạch đá nên chị Định trồng rau trong các chum và thùng gỗ, còn khu vực phía sau thì trồng trực tiếp vào đất. 

Mẹ đảm Đắk Lắk dùng cơm thừa, nước vo gạo tưới vườn: Rau lên lớp lớp, mơn mởn xanh tốt - 2

Mẹ đảm Đắk Lắk dùng cơm thừa, nước vo gạo tưới vườn: Rau lên lớp lớp, mơn mởn xanh tốt - 4

Mẹ đảm Đắk Lắk dùng cơm thừa, nước vo gạo tưới vườn: Rau lên lớp lớp, mơn mởn xanh tốt - 5

Mẹ đảm Đắk Lắk dùng cơm thừa, nước vo gạo tưới vườn: Rau lên lớp lớp, mơn mởn xanh tốt - 6

Chị Định kể: “Lúc đầu trồng rau, mình cũng gặp nhiều khó khăn lắm. Mùa đầu tiên, rau cũng mọc xanh tốt. Thế nhưng sang đến vụ thứ hai, thứ ba thì rau bắt đầu có sâu và xuất hiện các tình trạng bệnh như đốm đen, phấn trắng, rầy khiến cây trở nên vàng ùa và chậm lớn.

Mình cũng nản lắm nhưng với mong muốn có được rau sạch cho cả nhà ăn nên mình đã lên mạng tìm hiểu và tham gia vào nhóm hội trồng rau sạch tại nhà. Mình tham khảo các bài viết chia sẻ về kinh nghiệm trồng rau, rồi học hỏi và tích lũy kinh nghiệm dần dần. Đến nay cũng tích lũy được kha khá vốn kiến thức và lan tỏa cho rất nhiều chị em bạn bè cùng trồng rau sạch”. Khi làm vườn, chị Định ưu tiên luân phiên thay thế các loại rau, trồng rau theo mùa để hạn chế sâu bệnh và cho năng suất cao.

Dùng cơm thừa, nước vo gạo, ủ đạm cá tưới rau

Từ những trải nghiệm của mình, chị Định rút ra kha khá bí quyết trồng và chăm sóc vườn được tươi tốt. Theo chị, để trồng rau tốt thì phải cải tạo đất thật kỹ. Chị Định trộn đất với tỷ lệ 5:3:2 gồm 5 phần đất, 3 phần giá thể (trấu hun hoặc xơ dừa) và 2 phần phân (phân hữu cơ ủ hoại từ phân bò, gà, heo hoặc dê). Sau khi trộn đất, chị cho thêm một ít vôi nông nghiệp và nấm trichoderma, phơi từ 7 đến 10 ngày rồi mới đem trồng. Ngoài ra, có thể sử dụng phân hữu cơ bón lót một ít khi trồng rau.

Chị Định hài hước kể: “Nhà mẹ đẻ chị nuôi bò và dê. Thế nên mỗi lần về huyện, chị làm cả xe lên dùng dần. Bà thường trêu là con gái cái bòn đến nổi phân nó cũng lấy”.

Mẹ đảm Đắk Lắk dùng cơm thừa, nước vo gạo tưới vườn: Rau lên lớp lớp, mơn mởn xanh tốt - 7

Mẹ đảm Đắk Lắk dùng cơm thừa, nước vo gạo tưới vườn: Rau lên lớp lớp, mơn mởn xanh tốt - 8

Mẹ đảm Đắk Lắk dùng cơm thừa, nước vo gạo tưới vườn: Rau lên lớp lớp, mơn mởn xanh tốt - 9

Để cung cấp dinh dưỡng cho rau, cứ 3 – 4 ngày, chị tưới thêm dịch chuối, đạm cá, nước vo gạo. Mẹ đảm cho biết: “Nhà có gì mình tận dụng cái nấy. Cơm thừa có thể xay và ngâm với nước vo gạo cỡ 7-10 ngày đem pha loãng tưới cho rau. Dịch chuối thì xay nhuyễn, đun lên rồi vớt bọt và vắt bã là có thể dùng được luôn”. 

Thời gian gần đây, chị Định còn khám phá ra công thức ủ đạm cá đơn giản và hiệu quả, giúp cây phát triển rất tốt. Chị sử dụng 2kg cá nước ngọt, 1,2 lít mật rỉ đường, 100 gram chế phẩm men vi sinh bột Emuniv, 1 quả dứa, 1 quả cam chỉ lấy vỏ và 1 lon bia. Tất cả cho vào trộn đều, đậy kín nắp để ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Để yên không khuấy trong vòng 6-7 ngày đầu. Sau đó cứ 1 tuần khuấy 1 lần. Ủ trong 30 ngày là có thể sử dụng được. 

Chị Định đi làm cả ngày nhưng vẫn tranh thủ 2 tiếng vào buổi sáng và buổi tối để chăm sóc vườn. Từ ngày có vườn rau, gia đình chị Định không cần ra chợ mua rau mà còn dư cho bạn bè, đồng nghiệp, mang cả bao lớn cho bố mẹ ở dưới huyện. 

Mẹ đảm Đắk Lắk dùng cơm thừa, nước vo gạo tưới vườn: Rau lên lớp lớp, mơn mởn xanh tốt - 10

Mẹ đảm Đắk Lắk dùng cơm thừa, nước vo gạo tưới vườn: Rau lên lớp lớp, mơn mởn xanh tốt - 11

“Nhờ có vườn rau mà con chị bớt xem ti vi và điện thoại. Đôi khi chúng cũng tham gia đi bắt sâu và thu hoạch thành quả để biết trân quý sức giá trị của sức lao động, vườn cũng là nơi chị thư giản sau những giờ làm việc căng thẳng. Ra vườn vừa được hưởng không khí trong lành được ngắm những thành quả do mình tạo nên cảm thấy cuộc sống thật ý nghĩa”, mẹ đảm Đắk Lắk chia sẻ.

Nguồn: https://eva.vn/cay-canh-vuon/me-dam-dak-lak-dung-com-thua-nuoc-vo-gao-tuoi-vuon-rau-len-lop-lop-mon-mon-xanh-tot-c283a514365.html

[ad_2]