[ad_1]

Giáo dục tốt sẽ thưởng phạt rõ ràng. Đặc biệt, cha mẹ thông thái sẽ biết phê bình con một cách khéo léo thay vì la mắng hay đánh đập con.

Những đứa trẻ ngoan ngoãn là kết quả của nền giáo dục đúng đắn. Những đứa trẻ hư hỏng là do cha mẹ có vấn đề hoặc cách giáo dục của họ đã sai. Để biến những đứa trẻ hư trở nên ngoan ngoãn, dễ bảo, cha mẹ nên áp dụng 8 cách phê bình khéo léo nhưng đơn giản dưới đây.

Cho phép con được giải thích

Thay vì kết tội con một cách vội vã, hãy cho con cơ hội được giải thích. Cha mẹ và con cái vốn có cách nhìn nhận không giống nhau. Một hành động sai có thể xuất phát từ tâm ý tốt lành, thế nên cha mẹ hãy tìm cách lắng nghe, thấu hiểu tại sao con lại làm như vậy. Khi con biện minh về hành động của mình, cha mẹ vẫn tập trung và đánh giá một cách khách quan xem con đã làm đúng hay sai.

Học cách đồng cảm

8-cach-phe-binh-khon-kheo-bien-con-hu-tro-nen-ngoan-ngoan-1

Cha mẹ nên suy nghĩ dưới một góc độ khác để hiểu được tại sao con lại làm như thế, nếu sai, phê bình con cũng chưa muộn. Bên cạnh đó, hãy yêu cầu trẻ đặt bản thân vào một vị trí khác để trẻ tự nhìn nhận hành động của mình.

Tự kiểm điểm bản thân

Trước khi phê bình con cái, cha mẹ nên tự kiểm điểm lại bản thân, không nên quá gay gắt với con và nhanh chóng tìm cách gần gũi con cái hơn. Sự tự phê bình của cha mẹ sẽ giúp con học hỏi được cách suy ngẫm về bản thân. Đây cũng là cách phê bình hiệu quả giúp đứa trẻ nhận ra được lỗi lầm của mình.

Chỉ cho con thấy mình sai ở đâu

Nếu trẻ làm sai, phản ứng đầu tiên của cha mẹ không phải là mắng mỏ mà phải chỉ cho con thấy được hành động, việc làm đó là ai. Cha mẹ cần kiên nhẫn giải thích cho con hiểu tại sao con không thể làm điều này và hậu quả của việc làm đó tồi tệ như thế nào.

Dạy con cách sửa sai

8-cach-phe-binh-khon-kheo-bien-con-hu-tro-nen-ngoan-ngoan-2

Quảng cáo

Sau khi giúp con hiểu được lỗi sai của mình, cha mẹ hãy sử dụng phương pháp khoa học, nhẹ nhàng để trẻ nhận thức sai lầm của mình. Đừng chỉ trích con một cách mù quáng, hãy gợi ý để con tìm ra cách sửa sai.

Lựa chọn đúng thời điểm

Phê bình, chỉ trích con dù nhẹ nhàng đến mấy cũng phải lựa chọn thời điểm phù hợp. Các bậc cha mẹ không nên chỉ trích khi trẻ mới ngủ dậy hoặc trước khi đi ngủ, không phê bình khi con đang ăn, khi con bị ốm bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Tốt nhất, cha mẹ hãy ngồi xuống, bình tĩnh trao đổi với con. Có thể đưa ra yêu cầu một cách nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, đồng thời để con có quyền lựa chọn và nói ra suy nghĩ của mình.

Luôn luôn tử tế

8-cach-phe-binh-khon-kheo-bien-con-hu-tro-nen-ngoan-ngoan-3

Việc phê bình con bằng cách la mắng, đòn roi là hoàn toàn sai lầm. Cha mẹ không nên trút hết tức giận vào con cái. Thay vào đó, nên chỉ ra lỗi lầm một cách ngắn gọn, sau đó giáo dục trẻ một cách phù hợp. Bên cạnh đó, đừng bao giờ nhắc lại những lỗi lầm cũ. Điều này càng khiến con ngang bướng, không thừa nhận lỗi lầm của mình mà thôi.

Tôn trọng con

Ai cũng có lòng tự trọng, bao gồm cả trẻ nhỏ. Vì thế, cha mẹ đừng chỉ trích con trước mặt người khác chứ đừng nói gì đến việc đánh mắng khi có mặt cả thầy cô, bạn bè.

Trẻ nhỏ cũng cần được tôn trọng. Trẻ vốn nhạy cảm, mỏng manh hơn chúng ta tưởng. Là cha mẹ, hãy hiểu rằng một ngày nào đó con phải tự lập, tự chịu trách nhiệm về bản thân mình. Nếu không phê bình và trừng phạt một cách phù hợp, trẻ khi trưởng thành sẽ không chịu nổi áp lực cuộc sống. Vì thế, cha mẹ hãy hướng dẫn con làm những điều đúng đắn, thiết lập ra những quy tắc cho con càng sớm càng tốt.

Xem thêm: Cha mẹ thông thái dạy ngay 3 điều này trước khi con 6 tuổi: Tương lai không sợ sóng gió!

[ad_2]