[ad_1]

 Câu chuyện “Lời nói dối của cô giáo lớp 5” khiến ai đã từng đọc 1 lần không khỏi xúc động, bâng khuâng. Câu chuyện cũng để lại cho nhân thế bài học sâu sắc về tình người giữa thế thái nhân sinh.

Trong năm học mới, khi được phân công chủ nhiệm một lớp 5, cô giáo Trương đã đứng trước tất cả các bạn học sinh, nhìn khắp một lượt đầy trìu mến và nói: “Cô sẽ yêu và đối xử bình đẳng với từng bạn trong lớp mình”.

Nhưng, đó là một lời nói dối. 

Điều cô vừa nói là không thể, bởi cô có ấn tượng không tốt với cậu học sinh ngồi ngay dãy bàn đầu tiên với cái tên là Lý Đức Huệ.

Qua mấy ngày quan sát, cô Trương nhận thấy Đức Huệ ít nói, cũng rất ít tham gia hoạt động với các bạn khác. 

Cậu bé luôn mặc những bộ quần áo rách nát, người bẩn thỉu và thật khó để ai đó có thể yêu quý cậu được. 

Khi nhà trường yêu cầu giáo viên kiểm tra học bạ của các em học sinh, cô Trương đã cố tình để hồ sơ của Huệ xuống dưới cùng. 

Tuy nhiên, khi xem đến hồ sơ của Đức Huệ, cô Trương đã vô cùng ngạc nhiên.

Giáo viên năm lớp 1 của Lý viết rằng: “Tiểu Lý là một cậu bé thông minh, nét mặt lúc nào cũng rạng rỡ với nụ cười luôn thường trực trên miệng, viết chữ rất ngay ngắn và sạch sẽ, ngoan ngoãn lễ phép, mang đến niềm vui cho những người xung quanh”.

Giáo viên năm lớp 2 viết: “Tiểu Lý là một học sinh ưu tú, rất được các bạn quý mến nhưng cậu bé rất buồn, vì bệnh của mẹ em đã ở giai đoạn cuối, cuộc sống gia đình rất khó khăn”.

Cau-chuyen-Loi-noi-doi-cua-co-giao-lop-5

Giáo viên năm lớp 3 viết: “Mẹ qua đời đã gây ra một cú sốc lớn đối với Tiểu Lý, cậu bé đã nỗ lực hết sức nhưng bố em là người sống thiếu trách nhiệm. Nếu không có giải pháp cải thiện, gia đình sẽ gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến Tiểu Lý”.

Giáo viên năm lớp 4 viết: “Tiểu Lý tính cách dị biệt, không thích học, không có bạn, nhiều khi còn ngủ trong giờ học”.

Lúc này, cô Trương mới ý thức được những vấn đề đang tồn tại với cậu học trò nhỏ. Cô cũng cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì hành động không công bằng với học của mình.

Đến ngày lễ của các nhà giáo, các em học sinh nô nức đem quà đến tặng cho mình, bọc giấy màu đẹp đẽ, bên trên còn dán dây ruy băng, chỉ có mình Đức Huệ là ngoại lệ.

Cậu bé dùng mảnh giấy màu da bò dày bì bì, có lẽ được xé ra từ một cái túi đựng đồ tạp nham để bọc quà. Món quà là một chiếc vòng tay được xâu chuỗi bởi các hạt thủy tinh, có hạt đã bị mất và một lọ nước hoa chỉ còn ¼. Các học sinh khác cười ồ lên. 

Cô Trương đã ra hiệu cho các bạn im lặng, không được trêu chọc Đức Huệ, rồi khen chiếc vòng thật đẹp và nhanh chóng đeo nó lên tay. Cô cũng xịt một chút nước hoa lên cổ tay trước mặt các em học sinh.

Quảng cáo

Sau buổi học hôm đó, Đức Huệ nói với cô giáo một câu rồi mới về: “Cô Trương, hôm nay trên người cô có mùi rất giống mẹ em trước đây.”

Khi các bạn nhỏ đã về hết, cô Trương ngồi lại lớp hồi lâu. Cô đã khóc mất hơn một tiếng.

Từ hôm đó trở đi, cô Trương không chỉ nghiên cứu về việc làm sao để dạy bọn trẻ đọc, viết hay làm toán mà còn dành khá nhiều thời gian nghiên cứu về việc làm thế nào để giáo dục các em học sinh.

Cô Trương bắt đầu quan tâm đến Đức Huệ nhiều hơn. Khi học cùng cô, cậu bé ngày càng cho thấy mình là một đứa trẻ thông minh, năng động không kém gì các bạn cùng trang lứa. 

Càng được cổ vũ, Đức Huệ càng nỗ lực, chăm chỉ học hành hơn.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, chỉ đến cuối năm học đó, cậu bé trở thành đứa trẻ thông minh nhất lớp. 

Mặc dù cô Trương nói sẽ yêu thương và đối xử bình đẳng với tất cả các bạn trong lớp,  nhưng Tiểu Lý đã thực sự trở thành một học sinh đặc biệt trong mắt cô, làm cô không thể không quan tâm, yêu chiều nhiều hơn.

Một năm sau đó, cô Trương phát hiện một mảnh giấy nhỏ trong khe cửa, được viết bởi Đức Huệ. Cậu bé nói với cô, rằng cô là cô giáo tuyệt vời nhất mà cậu gặp trong đời.

Sáu năm nữa trôi qua, cô Trương lại nhận được một mảnh giấy khác của cậu học trò nhỏ. Đức Huệ viết rằng cậu bé đã tốt nghiệp Trung học phổ thông, đứng thứ ba trong lớp về thành tích học tập và cô vẫn là giáo viên tuyệt vời nhất cậu gặp trong đời.

Nhiều năm sau nữa, cô Trương tiếp tục nhận được một là thư. Lần này Đức Huệ viết, khi nhận tấm bằng cử nhân loại xuất sắc, cậu đã quyết định sẽ ở lại trường tiếp tục học lên và cô Trương vẫn là giáo viên tuyệt vời nhất mình được gặp trong đời.

Tuy nhiên lần này, phần ký tên có sự thay đổi và dài hơn một chút: Tiến sỹ y khoa Lý Đức Huệ.

Mùa xuân năm đó, Đức Huệ lại gửi cho cô Trương một lá thư, nói là mình sắp kết hôn, không biết cô có muốn tham gia hôn lễ của cậu hay không và cô sẽ ngồi vào vị trí của mẹ chú rể?

Tất nhiên là cô Trương đã đồng ý. Hôm đó, cô đã đeo chiếc vòng mà cậu bé Lý Đức Huệ tặng năm nào, xịt một chút nước hoa mà mẹ cậu bé đã từng dùng trước đây.

Gặp lại nhau, hai cô trò ôm nhau thật chặt. Lý Đức Huệ thì thầm vào tai cô: “Cảm ơn cô, cô Trương, con vô cùng cảm ơn cô đã cho con biết mình có thể làm được nhiều việc mà trước đây con không nghĩ tới”.

Còn cô .Trương lúc này cũng không ngăn được nước mắt, nghẹn ngào nói: “Tiểu Lý, con nhầm rồi, là con đã dạy cho cô nhiều điều. Cho đến khi gặp được con, cô mới biết làm giáo viên là phải như thế nào!”

Xem thêm: Lòng tự tôn của người nghèo – Câu chuyện nhân văn xúc động

[ad_2]